Trang chủ Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 2092 Lượt xem

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh Diều. Mời các bạn tham khảo.

Bước sang lớp 6, các bạn học sinh sẽ được tiếp xúc mới một thể loại văn mới, đó là văn thuyết minh. Dựa vào chương trình học, mà văn thuyết minh sẽ được chia thành nhiều dạng khác nhau. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu tới Quý bạn đọc một số bài văn mẫu của dạng văn “Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện”.

Bài viết số 1: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lịch sự.

Sau thất bại ở chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” từ 1961 – 1965, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc với nhiều chính sách đàn áp, bóc lột nặng nề. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở Xuân Mậu Thân năm 1968 là một trong những cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất, nhằm đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù và để lại nhiều tiếng vang lớn.

Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), quân ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chính lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị miền Nam trong đêm 30 rạng sáng 31/01/1968 (Tết Mậu Thân). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã diễn ra qua ba đợt: từ đêm 30/01 đến ngày 25/02; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9/1968.

Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số 44 tỉnh, 4 trong số 6 đô thị lớn, 64 trong số 242 quận lị, ở hầu khắc các ấp chiến lược, các vùng nông thôn.

Tại Sài Gòn, Quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch như Tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đợt 1, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147000 tên địch, trong đó có 43000 lính Mĩ, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng.

Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, có thêm nhiều lực lượng mới chống Mĩ, chống chính quyền Sài Gòn, mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ, cứu nước được mở rộng. Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam, đại diện cho các tầng lớn trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị, được thành lập.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã đánh đòn bất ngờ, làm cho địch choáng váng. Nhưng do lực lượng địch còn đông (hơn nửa triệu quân mĩ và đồng chính, gần một triệu quân Sài Gòn), cơ sở ở thành thị mạnh, nên chúng đã nhanh chóng tổ chức lại lực lượng, phản công quân ta ở cả thành thị lẫn nông thôn. Vì vậy, trong đợt 2 và 3, lực lượng của ta gặp không ít khó khăn và tổn thất.

Mặc dù có những tổn thất và hạn chế, song ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vẫn hết sức to lớn, đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari đề bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Bài viết số 2: Viết bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện Công nhân thế giới đoàn kết chống lại áp bức, bóc lột 01/05/1886.

Trong thời kỳ sản xuất công nghiệp phát triển mở rộng, các nước tư bản chủ nghĩa lao vào cuộc chạy đua cạnh tranh tư bản quyết liệt. Các guồng máy chạy hết công suất suốt ngày đêm, hàng vạn công nhân bắt buộc phải làm việc từ 14-18 giờ/ngày; người lao động, nhất là phụ nữ, lao động quần quật không kém gì nam giới, nhưng đồng lương chỉ bằng ½ nam giới và suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải làm việc 12 giờ/ngày.

Chính vì sự áp bức, bóc lột nặng nề đó, nhiều phong trào đấu tranh đình công, bãi công của công nhân Mỹ đã bùng lên với đòi hỏi bức thiết là tăng lương, giảm giờ làm, cùng với phong trào đấu tranh của công nhân là sự ra đời và phát triển phong trào công đoàn, đại diện cho công nhân. Đến năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ngày làm việc 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân tại mỹ vẫn giữ nguyên ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ, gây nên căng thẳng cho mỗi công nhân.

Vào ngày 1/5/1886, tại thành phố Chicago (Mỹ), hưởng ứng lời kêu gọi của Liên đoàn lao động Mỹ, công nhân toàn thành phố Chicago đã tiến hành bãi công, tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố (40 ngày không đến nhà máy làm việc). Tại đây, với khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” đã trở thành tiếng nói chung của giai cấp công nhân, người lao động, buộc chính quyền tư sản rơi vào thế bị động, đối phó.

Ngày 3/5/1886, hơn 6.000 công nhân tổ chức bãi công, mít tinh, biểu tình, những người bãi công phản đối, bị cảnh sát đàn áp tàn bạo, có 9 công nhân bị giết, 50 người bị thương nặng, gây chấn động thành phố. Ngày 4/5/1886, một cuộc mít tinh khổng lồ của công nhân đã diễn ra ở Quảng trường Haymacker để phản kháng hành động của cảnh sát. Lấy cớ công nhân gây náo loạn thành phố, chính quyền mở cuộc khủng bố tàn khốc đã làm hơn 200 người chết và bị thương; nhà tù tại thành phố Chicago đã chật ních những người tham gia đấu tranh vì công lý và việc làm của công nhân.

Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt…
Cuộc tàn sát đẫm máu sau ngày 1/5/1886 đã gây nên chấn động lớn trong giai cấp công nhân thế giới. Hơn một năm sau, ngày 11/11/1887, các thủ lĩnh cuộc đấu tranh bị chính quyền Mỹ treo cổ. Phong trào tuy bị đàn áp dã man, nhưng đã buộc chính phủ phải ban hành đạo luật, quy định ngày làm 8 giờ cho công nhân.
Để ghi nhận những thành quả đấu tranh bất khuất của phong trào công nhân các nước, trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó, ngày lịch sử 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động của người lao động trên toàn thế giới.

Cuộc đấu tranh của các công nhân lao động đã để lại một tiếng vang dội trong lịch sử thế giới. Cuộc đấu tranh đã đòi lại được quyền lợi cho chính họ trong xã hội và mang lại nhiều ý nghĩa to lớn: Đây chính là ngày hội giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới; ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngày Quốc tế Lao động là một mốc son bất khuất của người lao động, đã dũng cảm đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Bài viết số 3: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lịch sử: Phong trào Đồng Khởi năm 1959 – 1960.

Trong những năm 1957 – 1960, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. Tháng 5 năm 1957, khi chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành ra đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, đồng thời ra đạo luật 10/59, nhằm công khai chém giết, làm cho hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam khi đó, đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt hơn để đưa cách mạng Việt Nam vượt qua được khó khăn và thử thách.

Đứng trước tình thế đó, tháng 01 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để nhằm đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm. Trong đó, Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Đồng thời, phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân lao đọng bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, đồng thời, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mỹ – Diệm.

Từ đó, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam cũng đồng loạt nổ ra. Các phong trào từ chỗ lẻ tẻ, từng địa phương đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng. Tiêu biểu nhất phải kể đến cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre.

Ngày 17 tháng 01 năm 1960, cuộc “Đồng Khởi” nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn huyện Mỏ Cày và các huyện lân cận như: Thạnh Phú, Ba Trì, Châu Thành, Bình Đại, …

Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, và thành lập nên Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo. Cũng từ đó, phong trào “Đồng Khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyrn và nhiều tỉnh ở Trung Trung Bộ. Tính đến cuối năm 1960, nhân dân ta đã làm chủ được 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3200/5721 thôn ở Tây Nguyên.

Phong trào “Đồng Khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách bóc lột thực dân kiểu mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Đồng thời, cuộc đấu tranh đã đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Trên đây là một số bài văn mẫu có liên quan đến chủ đề “Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện”. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin. Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc học tập thật tốt. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
3.7/5 - (17 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi