Trang chủ Thông tin cần biết Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín
  • Thứ tư, 25/10/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 262 Lượt xem

Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín

Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giới thiệu về huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín nằm ở phía nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, có vị trí địa lý:

– Phía đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng

– Phía tây giáp huyện Thanh Oai

– Phía nam giáp huyện Phú Xuyên

– Phía bắc giáp huyện Thanh Trì.

Huyện có diện tích: 127,59 km², dân số năm 2021 là 262.222 người.

Dân tộc: Đa số là người Kinh.

Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành. 6% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Đa phần diện tích huyện là đồng bằng, được bồi đắp bởi hai 2 dòng sông chính là sông Hồng và sông Nhuệ. Huyện Thường Tín có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.

Địa chỉ của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín 

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thường Tín có mã số thuế là 0103203682, được cấp giấy phép ngày 2009-01-14, hiện đăng ký kinh doanh tại địa chỉ Thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín

– Tên công ty: Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thường Tín

– Mã số thuế: 0103203682

– Địa chỉ: Thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín

– Giấy phép kinh doanh: 0103203682

– Tình trạng hoạt động: Người nộp thuế đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

– Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Huyện Thường Tín

– Ngày cấp giấy phép: 2009-01-14

– Ngành nghề chính: Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp

Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).

Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014)  là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân Huyện Thường Tín thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

– Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

– Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:

– Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;

–  Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;

–  Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;

–  Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín 

Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín 

Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự

Theo điều 14, Điều 15 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014, điều tra các vụ án hình sự là nhiệm vụ của các cơ quan điều ha (cơ quan công an, quân đội), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (cơ quan kiểm lâm, hải quan…). Các cơ quan này là đối tượng chịu sự kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân.

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra án hình sự, viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền:

– Yêu cầu các cơ quan nói trên khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

– Huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án; phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can trái pháp luật;

– Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường họp luật định…

Khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự, viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền:

– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án;

– Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng;

– Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra…

Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền (Điều 16, Điều 17 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014):

– Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can;

– Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong một số trường hợp;

– Quyết định khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong một số trường họp…

Khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền:

– Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu xử lí người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;

– Kiến nghị việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật…

Ngoài ra còn thưc hiện các quyền như:

– Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự

– Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố

– Tiến hành Công tác điều tra của cơ quan điều tra viện kiểm sát nhân dân

– Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự

– Kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, Lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

– Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp

– Thống kê tội phạm và các công tác khác

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín . Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
Đánh giá post

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi