Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành chính?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 437 Lượt xem

Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành chính?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Vi phạm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành chính?

Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính 

Thứ nhất: Vi phạm hành chính 

Trong thực tiễn quản lý nhà nước, vì lý do khách quan hay chủ quan, do vô tình hay hữu ý mà các cá nhân, tổ chức đều có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Những vi phạm pháp luật xảy ra trong quản lý nhà nước, khoa học pháp lý gọi là vi phạm hành chính

Để nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước; ngày 20/6/2012 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính. 

Điều 2 (1), Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 xác định khái niệm vị phạm hành chính như sau: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. 

Như vậy, vi phạm hành chính là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật, tuy mức độ nguy hiểm của nó thấp hơn tội phạm hình sự nhưng cũng là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, của tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn xã hội; gây mất trật tự, kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. 

Để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, cần nhận dạng các đặc điểm sau đây: 

– Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật thường xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý nhà nước, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự. 

– Chủ thể vi phạm hành chính rất đa dạng, có thể là các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch). 

– Vi phạm hành chính thường xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Thứ hai: Trách nhiệm hành chính 

Trách nhiệm hành chính là một loại trách nhiệm pháp lý áp dụng để xử lý các cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính xâm hại quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

So với các loại trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm hành chính có các đặc điểm riêng, bao gồm: 

– Là hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. 

– Chủ thể có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hành chính chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức của các cơ quan đó. B – Đối tượng bị áp dụng trách nhiệm hành chính là các tổ chức, cá nhân (Việt Nam và nước ngoài) khi họ có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. 

– Là trách nhiệm pháp lý mà tổ chức, cá nhân phải gánh chịu trước nhà nước khi họ vi phạm hành chính. 

– Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính và theo thủ tục hành chính. 

Theo nghĩa chung, trách nhiệm hành chính trước hết là những hình thức xử lý vi phạm hành chính, theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Ngoài ra, còn bao gồm trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức 2008 đã được đề cập ở phần trên. Trong phần này, chỉ để cấp trách nhiệm hành chính do vi phạm hành chính.

Chế độ pháp lý về xử lý vi phạm hành chính 

Một là: Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 

Các nguyên tắc được áp dụng trong việc xử xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 bao gồm 2 nhóm: (i) xử phạt vi phạm hành chính và (ii) các biện pháp xử lý hành chính. 

* Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính 

Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; 

Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; 

Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; 

Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; 

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; 

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 

* Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 

Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; 

Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; 

Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; 

Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính, cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. 

Hai là: Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính 

Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: 

Cá nhân: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vị phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì chỉ bị xử phạt cảnh cáo. 

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý. 

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. 

Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, 

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.

Ba là: Các hình thức xử lý vi phạm hành chính 

Hình thức xử lý vi phạm hành chính bao gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp xử lý hành chính. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính và tạo điều kiện cho việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành thuận lợi, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 còn quy định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. 

* Xử phạt vi phạm hành chính (Xử phạt hành chính) Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: 

– Cảnh cáo: được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ 2 và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được thực hiện dưới hình thức văn bản. 

– Phạt tiền: được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính và không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo ?. Mức phạt tiền quy định chung trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. 

Mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước được thực | hiện theo điều 24, Luật xử lý vi phạm hành chính. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội. 

Ngoài ra, Luật Xử lý vi phạm hành chính còn trao quyền cho Chính phủ, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt trong một số lĩnh vực cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và tính đặc thù của địa phương. Tiền xử phạt vi phạm hành chính được nộp vào ngân sách nhà nước. 

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn : Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. 

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khi thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, 

môi trường và trật tự, an toàn xã hội. 

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 2: là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp. Việc xử xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82, Luật Xử lý vi phạm hành chính. 

– Trục xuất : Là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Các hình thức xử phạt (bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất) có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính tùy theo từng trường hợp cụ thể, do người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quyết định. 

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm chỉ bị xử phạt một lần, bằng một hình thức xử phạt chính. Ngoài hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cơ quan hoặc người có thẩm quyền còn có thể áp dụng kèm theo một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. 

* Các biện pháp khắc phục hậu quả 

Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng kèm theo một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: 

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; 

– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép: 2 

– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, | lây lan dịch bệnh; 

– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; 

– Buộc tiêu huỷ hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm có nội dung độc hại; 

– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; 

– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; 

– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; 

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả còn có thể được áp dụng độc lập trong các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 

– Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và gánh chịu mọi chi phí liên quan theo quyết định xử lý của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Trường hợp việc khắc phục hậu quả là cần thiết vì lợi ích công thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. 

* Các biện pháp xử lý hành chính 

Các biện pháp xử lý hành chính chỉ áp dụng đối với các cá nhân là công dân Việt Nam vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mục đích áp dụng các biện pháp này là nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vị phạm; giáo dục và tạo điều kiện cho người vi phạm trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội và ngăn ngừa khả năng tái phạm của họ. Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành, đúng đối tượng và theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Các biện pháp xử lý hành chính bao gồm: 

– Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

– Đưa vào trường giáo dưỡng; 

– Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

– Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 

Nội dung cụ thể của các biện pháp xử lý hành chính; thẩm quyền, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định tại Chương I (các biện pháp xử lý hành chính) trong Phần thứ ba của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 

* Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính 

Bên cạnh các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả và các biện pháp xử lý hành chính; trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hoặc để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền còn có thể áp dụng các biện pháp đo sau đây theo thủ tục hành chính: 

– Tạm giữ người;

– Áp giải người vi phạm; 

– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; 

– Khám người;

– Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; 

– Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; 

– Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính; 

– Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn. 

Nội dung, thẩm quyền và thủ tục áp dụng áp dụng các biện pháp này được quy định tại Phần thứ tư (Chương 1: Quy định chung về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính) và Chương 2: Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính) của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật có liên quan. 

Bốn là: Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính 

Việc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và một số quy định riêng sau đây: 

* Nguyên tắc xử lý 

Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn; 

Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp; 

Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. 

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. 

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên, trường hợp họ không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay; 

Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ; 

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Việc áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính. 

Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên vị phạm hành chính gồm có: cảnh cáo; phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 

– Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính bao gồm: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; – buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu huỷ hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá phẩm có nội dung độc hại; buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật. 

* Các biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính là: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng. Ngoài ra, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 còn quy định hai biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên gồm có: nhắc nhở (Điều 139) và quản lý tại gia đình (Điều 140). 

Năm là: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính 

* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả 

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thuộc về các cơ quan nhà nước sau đây: 

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 38) 

– Công an nhân dân (Điều 39)

– Bộ đội biên phòng (Điều 40)

– Cảnh sát biển (Điều 41).

– Hải quan (Điều 42)

– Kiểm lâm (Điều 43)

– Cơ quan thuế (Điều 44)

– Quản lý thị trường (Điều 45)

– Thanh tra (Điều 46) 

– Cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không, cảng vụ đường thủy nội địa (Điều 47

Kế

– Tòa án nhân dân (Điều 48) 

– Cơ quan thi hành án dân sự (Điều 49)

– Cục quản lý lao động ngoài nước (Điều 50); 

– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (Điều 51); 

Ngoài ra, thủ trưởng và cán bộ, công chức đang thi hành công vụ của các cơ quan, đơn vị nói trên cũng có quyền nhân danh cá nhân xử lý các vị phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

* Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính 

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 

* Thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính 

Thẩm quyền này được quy định tại Chương 2, Phần thứ tư của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 

Sáu là: Thủ tục xử lý vi phạm hành chính

1.Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt 

Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải áp dụng biện pháp buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. 

* Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản 

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức. Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ. 

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì phải lập biên bản. 

Quyết định xử phạt hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vị phạm nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước, hoặc trong những trường hợp pháp luật quy định có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. 

* Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 

Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp trên. 

Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật. 

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được tiến hành như sau: 

(i) Phát hiện và lập biên bản về vi phạm hành chính (Điều 58): Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản và phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 01 bản. 

Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm. 

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga. Biên bản vi phạm hành chính phải có đầy đủ các nội dung mà pháp luật quy định và chuyển cho người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt. 

(ii) Xem xét và ra quyết định xử phạt 3: Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. 

– Trong quá trình xem xét và ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể tiến hành xác minh các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính; xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt; xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm; có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Quá thời hạn trên, nếu đương sự không tự nguyện thi hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành bằng các hình thức như: 

Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; 

Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; 

Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; 

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. 

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện hành chính.

2.Thủ tục xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính 

Thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; việc thi hành 

Bảy là: Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính 

Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (như: camera, máy đo tốc độ bằng hình ảnh hoặc phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác….) để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. 

Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính. 

Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau: 

Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức; 

Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; 

Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính; 

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi