• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 17354 Lượt xem

Ví dụ về hành vi đạo đức

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Hành vi đạo đức là thành phần cấu tạo nên đạo đức.

Dưới đây chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến ví dụ về hành vi đạo đức, kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Tìm hiểu đạo đức là gì?

Theo từ điển tiếng Việt giải thích, Đạo đức là một danh từ chỉ:

+ Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nói tổng quát)

Ví dụ: đạo đức cách mạng; đạo đức nghề nghiệp

+ Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có

Ví dụ: tha hoá đạo đức; một con người thiếu đạo đức

Theo khái niệm chung, đạo đức được hiểu “ Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”.

Các giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù, sáng tạo, yêu lao động; tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn minh, lành mạnh; có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả.

Hành vi đạo đức là gì?

Thành phần cấu tạo nên đạo đức gồm có ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Trong đó, Hành vi đạo đức:“ Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức”.

Cụ thể hơn, có thể hiểu hành vi đạo đức là những cử chỉ, hành động, việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực và các giá trị đạo đức.

Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

Để phân biệt một hành vi đạo đức hay phi đạo đức, không chỉ căn cứ vào kết quả của hành vi mà còn phải căn cứ vào động cơ của hành vi. Hành vi đạo đức phải có nguyên nhân vì lợi ích của người khác, của xã hội và mục đích cũng là mang lại lợi ích cho người khác, cho xã hội.

Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

Thứ nhất: Ý thức đạo đức

Ý thức đạo đức là khả năng hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức, thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy và tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức theo sự thúc đẩy bởi động cơ bên trong.Ý thức đạo đức thường được biểu hiện ở tri thức và niềm tin đạo đức.Trong đó:

+ Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với cộng đồng.Đây là yếu tố quan trọng chi phối hành vi đạo đức.

+ Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của cá nhân vào tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

Thứ hai: Động cơ và tình cảm

– Động cơ đạo đức là động cơ bên trong được con người ý thức và trở thành động lực chính làm cơ sở cho những hành động của con người trong mối quan hệ giữa người này với người khác và với xã hội, biến hành động của con người thành hành vi đạo đức.

Động cơ với tư cách là nguyên nhân sẽ trở thành động lực tâm lý nội tại, phát động mọi sức mạnh tinh thần và vật chất của con người, thúc đẩy con người hành động theo tri thức và niềm tin đã có.

Động cơ với tư cách là mục đích sẽ quy định chiều hướng tâm lý của hành động cũng như thái độ của cá nhân đối với hành động của mình.

– Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và của bản thân trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.

Tình cảm đạo đức là một loại tình cảm cấp cao của con người, là nhân tố bên trong của hành vi đạo đức, giữ vai trò động lực thúc đẩy con người hành động một cách đạo đức trong mối quan hệ giữa nó với người khác, với xã hội.

Tình cảm đạo đức khơi dậy nhu cầu đạo đức và thúc đẩy con người hành động một cách có đạo đức. Cần phân biệt tình cảm đạo đức tích cực và tình cảm đạo đức tiêu cực.

Thứ ba: Thiện chí và thói quen đạo đức

– Ý chí của con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức là ý chí đạo đức hay còn gọi là thiện chí. Ví dụ: Khi gặp người bị nạn ta có ý định giúp đỡ họ.

-Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó. Thói quen đạo đức sẽ trở thành một phẩm chất đạo đức, một nét tính cách của con người.Thói quen đạo đức được xây dựng do hành vi đạo đức lặp đi lặp lại nhiều lần một cách có hệ thống, được củng cố và trở thành nhu cầu về mặt đạo đức của học sinh.

Sau khi tìm hiểu khái quát về đạo đức và hành vi đạo đức. Tiếp theo đây chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc một số ví dụ về hành vi đạo đức.

Ví dụ về hành vi đạo đức

Hành vi đạo đức luôn diễn ra hàng ngày, có thể trong sinh hoạt, trong công việc, có thể chỉ là những hành vi nhỏ quen thuộc trong đời sống thường ngày.

Ví dụ về hành vi đạo đức:

+ Chào hỏi, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi,…

+ Đi trên đường thấy người gặp nạn giúp đỡ, hỏi han

+ Giúp bà cụ, trẻ nhỏ qua đường an toàn

+ Nhặt được của rơi trả lại cho chủ….

Đặc biệt, trong thời gian lũ lụt, dịch bệnh covid, … chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của hành vi đạo đức ở khắp mọi nơi, lan toả sâu rộng như: Quyên góp, ủng hộ từ thiện đồng bào vùng lũ; San sẻ đồ ăn, thức uống và hỗ trợ những người gặp khó khăn khi cách ly; Tình nguyện đi chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh…

Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Ví dụ về hành vi đạo đức. Để biết thêm thông tin chi tiết Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sức khỏe loại 3 là gì?

Để có thể tham gia cống hiến thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, các chiến sĩ phải đáp ứng tiêu chí về sức khỏe, học vấn nghiêm ngặt. Cụ thể trước khi có tham gia nghĩa vụ quân sự, ứng viên phải thông qua bài kiểm tra sức khỏe tại địa phương, nếu đạt tiêu chuẩn mới có thể tham gia nhập...

Giãn cách xã hội có được đi làm không?

Thuật ngữ “giãn cách xã hội” trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách trong xã hội để để đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh....

Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào thực tiễn

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái...

Tuổi Đoàn viên là bao nhiêu? Độ tuổi kết nạp Đoàn viên?

Câu hỏi Tuổi đoàn viên là bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi nhắc đến việc kết nạp đoàn viên? Trong bài viết này, chúng tôi giải đáp thắc mắc trên cho các...

Điều kiện đổi xe cũ lấy xe mới tại Hà Nội như thế nào?

Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy, trong đó gần 1/2 là xe máy cũ sử dụng lâu năm, sản xuất trước năm 2000. Ngoài ra, còn có trên 730.000 ôtô, chưa kể nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi