• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6381 Lượt xem

Ví dụ về bất bình đẳng giới

Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực.

Trong thời gian gần đây tình trạng bình đẳng giới ở nước ta đã có nhiều tiến bộ nhưng bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có vấn đề định kiến giới đối với phụ nữ và trẻ em gái gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Vậy bất bình đẳng giới là gì? Ví dụ về bất bình đẳng giới? Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Bất bình đẳng giới là gì?

Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực.

Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Vì thế mà hiện nay bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước dành sự ưu tiên đặc biệt. Luật Bình đẳng giới đề ra mục tiêu tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực nhưng trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Ví dụ về bất bình đẳng giới

Ví dụ 1: Gia đình ông B ở nông thôn, mặc dù vợ chồng ông đã sinh được 5 người con nhưng ông vẫn muốn vợ ông sinh thêm con nữa, với lý do 5 người con trước chỉ là con gái, và ông nhất định ép vợ phải sinh con thêm đến khi nào được con trai thì thôi, bởi chỉ khi có con trai ông mới có người “ chống gậy” sau này.

Như vậy tại các gia đình vẫn còn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng đối với phụ nữ ngay trong chính gia đình bởi các chuẩn mực giới theo truyền thống văn hoá trước kia vẫn ăn sâu trong nhiều gia đình, dòng họ, nhất là một số gia đình có nhiều thế hệ chung sống. Không ít người, kể cả những nam giới có trình độ vẫn coi việc chính của phụ nữ là sinh con, đẻ cái, tề gia, nội trợ. Nhiều gia đình vẫn mang nặng tư tưởng phải có con trai nối dõi tông đường, con trai là người thừa kế tài sản, có người “chống gậy” nên phải tìm cách sinh con trai bằng mọi giá.

Ví dụ 2: Nhà ông C khá khó khăn, ông có 2 người con sinh đôi, 2 chị em năm nay đều hết lớp 12, song chị gái thì chăm chỉ học lực tốt hơn so với em trai, tuy nhiên ông C lại quyết định cho chị gái chỉ học để xét tốt nghiệp bởi ông nghĩ rằng con gái không cần học nhiều, học trình độ 12/12 là đủ rồi. Mặc dù con gái ông C rất buồn, xin ông nhiều lần để cho con được học đại học nhưng nhất định ông không nghe.

Như vậy nhiều gia đình có cả con trai, con gái thì lại có sự phân biệt, đối xử bất bình đẳng ngay trong chính gia đình mình. Con trai luôn có quyền nhiều hơn, được bênh vực hơn chị em gái, việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa cũng chủ yếu dạy con gái làm. Khi các con trưởng thành, lập gia đình thì bố mẹ lại để thừa kế tài sản phần lớn cho con trai, con gái chẳng qua cùng là “con người ta”, đi làm dâu thì hưởng phúc nhà chồng… Chính những quan điểm không phù hợp này vô hình trung đã dẫn đến một hệ quả bất bình đẳng, áp đặt những việc không tên trong gia đình lên vai người phụ nữ, biến những thời gian giải quyết việc nhà thành thời gian làm việc không được trả lương.

Nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng giới

– Xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ khiến cho khoảng cách giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực.

– Vì định kiến xã hội về giới, về vai trò , vị trí của phụ nữ còn ăn sâu vào nhận thức của mọi người. Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng công việc gia đình là trách nhiệm của phụ nữ, phụ nữ không có khả năng lãnh đạo, nam giới phù hợp với công việc lãnh đạo cần nhiều trí tuệ…

– Bản thân phụ nữ còn tự ti, không chịu phấn đấu.

– Nhận thức của xã hội về giới và bình đẳng giới còn hạn chế. Nhiều cán bộ lãnh đạo, chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giới, dẫn đến việc chưa thực hiện nghiêm túc cascq quy định của Đảng, Nhà nước về giới và bình đẳng giới, chưa quan tâm tới quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, chưa quan tâm giao việc cho phụ nữ, thiếu công bằng giới.

Đánh giá bài viết:
1.2/5 - (151 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi