Trang chủ Thông tin cần biết Văn phòng thừa phát lại tại quận 10, Hồ Chí Minh
  • Thứ sáu, 24/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 3027 Lượt xem

Văn phòng thừa phát lại tại quận 10, Hồ Chí Minh

Văn phòng Thừa phát lại Quận 10 là một trong các Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước. Văn phòng Thừa phát lại Quận 10 thực hiện các chức năng lập vi bằng bằng, trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tống đạt văn bản.

Những chủ thể có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ thừa phát lại chắc hẳn rất quan tâm đến địa chỉ của các văn phòng thừa phát lại. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin liên hệ văn phòng thừa phát lại tại quận 10 đến Khách hàng. Hi vọng với những tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp Khách hàng nắm rõ các địa điểm văn phòng thừa phát lại tại quận 10. 

Quận 10 có bao nhiêu văn phòng thừa phát?

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì tính đến nay tại Quận 10 hiện có 01 văn phòng thừa phát lại với tên gọi: Văn phòng Thừa phát lại Quận 10

 Địa chỉ văn phòng thừa phát lại tại quận 10

Tiếp theo chúng tôi sẽ gửi đến Khách hàng Thông tin Văn phòng thừa phát lại tại quận 10 về địa chỉ, số điện thoại, người đại diện pháp luật để Khách hàng nắm được thông tin dễ làm việc khi cần.

Văn phòng Thừa phát lại Quận 10 là một trong các Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước. Văn phòng Thừa phát lại Quận 10 thực hiện các chức năng lập vi bằng bằng, trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tống đạt văn bản. Văn phòng Thừa phát lại Quận 10 – Nơi cung cấp giải pháp và an toàn pháp lý tối ưu.

Hiện nay, Văn phòng Thừa phát lại tại Quận 10 có trụ sở tại 137 đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10.

Số điện thoại liên hệ: (028) 38.336.566

Trưởng văn phòng là ông Nguyễn Văn Thắng.

Quyền hạn của Văn phòng thừa phát lại tại Quận 10

Căn cứ theo quy định pháp luật về công việc của thừa phát lại được làm và không được làm bao gồm:

Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm

1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 4. Những việc Thừa phát lại không được làm

1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục lập vi bằng của Thừa phát lại

Lập vi bằng vốn là một trong những hoạt động được quy định tương đối chặt chẽ. Điều này đồng nghĩa với việc trình tự chuẩn để lập được một bản vi bằng hợp pháp cũng khá phức tạp. Để có thể lập vi bằng tại Văn phòng Thừa phát lại quận 10 thì chủ thể có nhu cầu lập vi bằng có thể tham khảo các bước lập vi bằng của Thừa phát lại như sau:

Bước 1: Cung cấp các giấy tờ liên quan để chuẩn bị lập vi bằng

Chủ thể có nhu cầu cần chuyển yêu cầu lập vi bằng của mình đến Thừa phát lại tại Văn phòng họ làm việc. Thừa phát lại khi nhận được yêu cầu sẽ yêu cầu cung cấp thêm hoặc trao đổi trực tiếp các thông tin cụ thể liên quan đến sự việc. Hai bên sẽ trao đổi nếu đi đến kết luận chung là có thể lập vi bằng được thì bạn sẽ được điền vào một tờ phiếu mẫu để lập vi bằng.

Những nội dung 02 bên thỏa thuận cần đảm bảo theo quy định Điều 38 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau:

1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với trưởng văn phòng thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nội dung vi bằng cần lập;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Chi phí lập vi bằng;

d) Các thỏa thuận khác (nếu có).

2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản”.

Bước 2: Tiến hành lập vi bằng

Sau khi thỏa thuận về việc lập vi bằng thì chủ thể có yêu cầu cần thông báo rõ ràng cho Thừa phát lại địa điểm, thời gian,… để đảm bảo công việc được thực hiện.

Thường thì việc lập vi bằng sẽ do chính Thừa phát lại trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thư ký nghiệp vụ của Thừa phát lại cũng có thể hỗ trợ hoặc đứng ra lập vi bằng hộ.

Khi lập vi bằng, các Thừa phát lại sẽ sao thành 03 bản có giá trị tương đương nhau. Một bản sẽ được giao cho khách hàng (người yêu cầu lập vi bằng). Một bản gửi đến Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp thuộc tỉnh/thành phố nơi có chế định Thừa phát lại và một bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định. 

Nếu vi bằng có sai sót về việc in ấn hoặc đánh máy thì Thừa phát lại có thể sửa lỗi này bằng văn bản có chữ ký của bản thân và đóng dấu của văn phòng.

Bước 3: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Khi đã giao vi bằng đến tay khách hàng, thư ký nghiệp vụ sẽ lấy chữ ký xác nhận của khách vào sổ bàn giao vi bằng để thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Khách hàng cũng đồng thời phải thanh toán theo các thỏa thuận đã ghi trong vi bằng cùng các chi phí phát sinh khác.

Trong trường hợp khách hàng cần bản sao của vi bằng thì có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại cung cấp bản sao này. Bản sao sẽ được thực hiện tại Văn phòng và có đóng dấu bản sao đầy đủ. Hồ sơ vi bằng gốc cần bổ sung thêm văn bản lưu lại sự việc cấp bản sao này mới đúng quy định

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến văn phòng Thừa phát lại tại quận 10 thuộc mục thừa phát lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 của Luật Hoàng Phi để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi