Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Uống rượu hoa anh túc có bị phạt không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2840 Lượt xem

Uống rượu hoa anh túc có bị phạt không?

Rượu hoa anh túc, rượu ngâm quả anh túc còn được gọi là “rượu 138”; được bán phổ biến ở một số huyện của tỉnh Yên Bái. Rượu này được dân nhậu đặt tên theo kế hoạch 138 do UBND tỉnh Yên Bái đề ra nhằm kiểm soát, xử phạt đối với người trồng cây thuốc phiện.

Với những tác dụng được “lưu truyền” như một thứ “thần dược”, rượu hoa anh túc được dân nhậu săn lùng như một món thuốc giảm đau, chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột, tăng cường khả năng của nam giới… 

Trước những công dụng thần kỳ theo giới thiệu về thức rượu này, nhiều người băn khoăn Uống rượu hoa anh túc có bị phạt không? Uống rượu hoa anh túc có gây nghiện không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị phần nào giải đáp.

Rượu hoa anh túc là gì?

Rượu hoa anh túc, rượu ngâm quả anh túc còn được gọi là “rượu 138”; được bán phổ biến ở một số huyện của tỉnh Yên Bái như Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Trạm Tấu… Rượu này được dân nhậu đặt tên theo kế hoạch 138 do UBND tỉnh Yên Bái đề ra nhằm kiểm soát, xử phạt đối với người trồng cây thuốc phiện.

Cách chế biến loại rượu này khá đơn giản, có hai loại ngâm khô và ngâm tươi. Rượu ngâm tươi cây anh túc được phơi héo; rửa qua rượu rồi ngâm thẳng vào bình với rượu ngô men lá; hoặc loại rượu khác. Sau một tuần, nước rượu chuyển sang màu nâu sậm là có thể uống được.

Uống rượu hoa anh túc có gây nghiện không?

Theo Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), dùng rượu ngâm anh túc cũng có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây anh túc ngâm trong rượu và lượng rượu ngâm sử dụng, dùng càng nhiều và lượng cây ngâm trong rượu càng nhiều thì nguy cơ ngộ độc càng lớn hơn.

TS Trương Thị Ngọc Lan, phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cho biết cây anh túc còn được gọi là cây thuốc phiện. Trước đây trong Đông y, anh túc xác (quả anh túc đã chiết bỏ nhựa) được sử dụng làm thuốc chữa giảm đau, tiêu chảy… Người bệnh phải dùng anh túc xác theo kê toa của bác sĩ với liều lượng phù hợp, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

PGS Nguyễn Hữu Đức (Trường đại học Y dược TP.HCM) cho hay trong nhựa toàn thân cây anh túc, đặc biệt là quả, đều chứa ma túy như morphin, codein, narcotin… Vì thế, uống rượu anh túc là một hình thức sử dụng ma túy. Chúng sẽ gây ảo giác, hoang tưởng, đê mê, sa sút tâm thần. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ức chế thần kinh, huyết áp cao, nghẽn mạch, loạn nhịp tim…

Ông Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thẳng thắn thừa nhận thực trạng uống rượu thuốc phiện không phải là mới. Theo ông Đáng, cách đây năm năm khi làm nghiên cứu về thực trạng rượu ngâm động vật và thảo dược ở 30 tỉnh thành của VN, nhóm nghiên cứu thuộc Cục An toàn thực phẩm đã thống kê được 2.000 loại rượu ngâm động vật và thảo dược, trong đó có rượu ngâm cây anh túc. “Không chỉ nghiện rượu, mà uống rượu ngâm anh túc độ một tuần liền là nghiện cả ma túy”.

(Nguồn: Báo Dân trí, Báo Tuổi trẻ)

Uống rượu hoa anh túc có bị phạt không?

Uống rượu ngâm quả anh túc có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây anh túc ngâm trong rượu, liều lượng rượu ngâm sử dụng, người sử dụng có nguy cơ nghiện ma túy càng cao.

Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

[…] 8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;

[…] d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Như vậy, nếu người nào có hành vi uống rượu hoa anh túc; và kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Hơn nữa, nếu cơ quan có thẩm quyền giám định trong rượu hoa anh túc có chứa chất ma túy; người có hành vi tàng trữ loại rượu này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ trái pháp chất ma tuý; với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Thậm chí, tùy theo số lượng, hàm lượng ma túy có trong rượu; còn thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; theo Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy) Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi