Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn giấy phép con Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử có phải là hình thức của ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không?
  • Chủ nhật, 26/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 285 Lượt xem

Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử có phải là hình thức của ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không?

Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là một hình thức của ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là ứng dụng di động cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là ứng dụng di động cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử có phải là hình thức của ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không?

Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

2. Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

3. Ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến.

Như vậy ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là một hình thức của ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Hồ sơ đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Hồ sơ đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm:

– Đơn đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

– Bản sao được chứng thực quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân).

– Đề án cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung quy định;

– Quy chế quản lý hoạt động của ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

+ Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP;

+ Quy trình xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

– Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hoặc tổ chức đấu giá, khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ trên ứng dụng đó.

– Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hoặc tổ chức đấu giá, khuyến mại hàng hóa, dịch vụ trên ứng dụng (nếu có).

Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử bị chấm dứt đăng ký khi nào?

Theo khoản Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BCT được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 21/2018/TT-BTC quy định như sau:

Điều 17. Hủy bỏ, chấm dứt đăng ký

1. Bộ Công Thương chấm dứt đăng ký đối với ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong các trường hợp sau:

a) Theo đề nghị của thương nhân, tổ chức thiết lập ứng dụng;

b) Thương nhân, tổ chức ngừng hoạt động hoặc chuyển nhượng ứng dụng cho thương nhân, tổ chức khác;

c) Quá 30 ngày kể từ ngày được xác nhận đăng ký mà ứng dụng không có hoạt động hoặc thương nhân, tổ chức không phản hồi thông tin khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong thời hạn do cơ quan đó ấn định.

2. Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi ngừng hoạt động hoặc chuyển nhượng ứng dụng phải thông báo cho Bộ Công Thương trước 7 ngày làm việc để chấm dứt đăng ký. Việc thông báo này được thực hiện trực tuyến qua tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp khi tiến hành đăng ký hoặc bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương(Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số).

3. Thương nhân, tổ chức bị hủy bỏ đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong các trường hợp sau:

a) Thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;

b) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 52/2013/NĐ-CPvà tiếp tục tái phạm sau khi đã được Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) nhắc nhở;

c) Bị đình chỉ hoạt động thương mại điện tử theo quyết định xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Thông tư nàyvà tái phạm sau khi đã được Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) nhắc nhở.

4. Thông tin về các ứng dụng bị hủy bỏ đăng ký sẽ được công bố trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Từ quy định trên thấy được rằng Bộ Công Thương chấm dứt đăng ký đối với ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử trong các trường hợp:

– Theo đề nghị của thương nhân, tổ chức thiết lập ứng dụng;

– Thương nhân, tổ chức ngừng hoạt động hoặc chuyển nhượng ứng dụng cho thương nhân, tổ chức khác;

– Quá 30 ngày kể từ ngày được xác nhận đăng ký mà ứng dụng không có hoạt động hoặc thương nhân, tổ chức không phản hồi thông tin khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong thời hạn do cơ quan đó ấn định.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi