Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn giấy phép con Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
  • Thứ hai, 27/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 282 Lượt xem

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có được tự công bố sản phẩm không?

Việc tự công bố sản phẩm được quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 4. Tự công bố sản phẩm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Dẫn diếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 4, Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có nội dung:

Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Như vậy, theo quy định tại Điều 4 và Điều 6 nêu trên thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe không thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm mà là đối tượng phải đăng ký bản công bố sản phẩm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi thay đổi những nội dung gì thì phải công bố lại sản phẩm?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì những thay đổi sau đây của thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải thực hiện công bố lại sản phẩm:

– Thay đổi tên sản phẩm;

– Thay đổi xuất xứ sản phẩm;

– Thay đổi thành phần cấu tạo sản phẩm.

Như vậy, nếu thực phẩm bảo vệ sức khỏe có một trong ba sự thay đổi kể trên phải làm thủ tục công bố lại sản phẩm. Đối với những thay đổi khác, tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ cần thông báo đến Bộ Y tế bằng văn bản nội dung thay đổi sẽ được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Không thực hiện công bố lại sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có bị xử phạt không?

Quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm được quy định tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 22. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tự công bố lại sản phẩm, đăng ký lại bản công bố sản phẩmtheo quy định của pháp luật trong trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo;

b) Không thực hiện thông báobằng văn bản về nội dung thay đổi sau công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có thông báo nhưng nội dung thông báo không phù hợp nội dung thay đổi của sản phẩm hoặc không có tài liệu phù hợp quy định của pháp luật chứng minh cho sự thay đổi;

c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và các loại giấy tờ, tài liệu khác;

d) Không thực hiện theo quy định về sang chia, san, chiết trong sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm;

đ) Bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong cơ sở kinh doanh hoá chất dùng cho mục đích khác.

Lưu ý: Trên đây là mức phạt áp dụng cho cá nhân. Đối với những vi phạm của tổ chức, mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần mức phạt với cá nhân.

Như vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có những trường hợp thay đổi phải công bố lại sản phẩm maftoor chức, cá nhân không thực hiện sẽ bị phạt tiền:

– Cá nhân: từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

– Tổ chức: 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung bài viết Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm bảo vệ sức khỏe? của Công ty Luật Hoàng Phi. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho Quý độc giả những thông tin hữu ích.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm gồm những gì?

Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính an toàn, hiệu quả và chất lương sản...

Trường hợp nào phải công bố lại thực phẩm chức năng?

Tổ chức, cá nhân phải công bố lại thực phẩm chức năng khi sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông...

Trường hợp nào phải công bố lại mỹ phẩm?

Tổ chức, cá nhân sẽ phải công bố lại mỹ phẩm trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy...

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam?

Trường hợp nào không phải công bố sản phẩm mỹ phẩm khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi