Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6110 Lượt xem

Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Tước giấy phép lái xe được hiểu là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép lái xe tức là vi phạm quy định về giao thông đường bộ. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.

Tước giấy phép lái xe là gì? Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào Thời hạn tước giấy phép lái xe đối với ô tô và xe máy có giống nhau không? Khi bị tước giấy phép lái xe thì có được phép lái xe nữa không? Liệu có phải thi lại hay không? Cùng Luật Hoàng Phi giải đáp các thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Tước giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Việc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạ

1.Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Theo đó, Tước giấy phép lái xe được hiểu là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép lái xe tức là vi phạm quy định về giao thông đường bộ.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.

Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào? Thời hạn tước?

Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào? được quy định chi tiết trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Tước giấy phép lái xe đối với xe máy

Thời hạn tước từ 01 – 03 tháng đối với các trường hợp:

– Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển;..

Thời hạn tước từ 02 – 04 tháng đối với các trường hợp:

– Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

– Thực hiện những lỗi sau gây tai nạn giao thông;…

Thời hạn tước từ 03 – 05 tháng đối với các trường hợp:

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

– Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Thời hạn tước từ 10 – 12 tháng đối với trường hợp:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Thời hạn tước từ 16 – 18 tháng đối với trường hợp:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Thời hạn tước từ 22 – 24 tháng đối với trường hợp:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tước giấy phép lái xe đối với ô tô

Việc tước giấy phép lái xe với xe ô tô cũng quy định thời hạn tước tương tự như đối với xe máy.

Thời hạn tước từ 01 – 03 tháng đối với các trường hợp:

– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

– Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

Thời hạn tước từ 02 – 04 tháng đối với các trường hợp:

– Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc;

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

– Các trường hợp khác theo quy định.

Thời hạn tước từ 03 – 05 tháng đối với trường hợp:

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông

Thời hạn tước từ 05 – 07 tháng đối với trường hợp:

– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

– Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Thời hạn tước từ 10 – 12 tháng đối với trường hợp:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Thời hạn tước từ 16 – 18 tháng đối với trường hợp:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Thời hạn tước từ 22 – 24 tháng đối với trường hợp:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

– Các trường hợp khác theo quy định.

Bị tước giấy phép lái xe có được lái xe không?

Như đã phân tích ở trên, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, bạn không được tham gia giao thông, nếu không bạn sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Bị tước bằng lái xe có phải thi lại bằng không?

Sau khi đã biết rõ Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào? chúng ta cũng sẽ băn khoăn vậy có phải thi lại bằng lái xe hay không?

Căn cứ khoản 4 Điều 81  Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

  1. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Điều này có nghĩa là khi hết thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng giấy phép này mà không cần phải dự sát hạch lại lý thuyết hoặc thực hành. Tức là không cần phải thi lại giấy phép lái xe.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các trường hợp bị tước giấy phép lái xe đối với cả xe máy và xe ô tô để bạn đọc tham khảo.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi