Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Quy định pháp luật về tảo hôn năm 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 9715 Lượt xem

Quy định pháp luật về tảo hôn năm 2024

Khi có thắc mắc về hôn nhân gia đình nói chung và tảo hôn nói riêng quý khách hàng có thể liên hệ với TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 1900 6557 để được tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo quy định của pháp luật, kết hôn không phải là nghi lễ cưới hỏi do hai bên gia đình nhà trai, nhà gái tổ chức mà là sự kiện pháp lý quan trong đánh dấu cuộc hôn nhân. Kết hôn đòi hỏi nhiều điều kiện, trong đó điều kiện về độ tuổi là điều kiện được nhiều người quan tâm; bởi trong bối cảnh xã hội hiện nay, với lối sống vội của các bạn trẻ, nhiều cặp nam nữ tổ chức cưới hỏi khi còn rất trẻ. Vậy theo quy định của pháp luật, nếu những cặp vợ chồng này muốn đăng ký kết hôn và được Nhà nước thừa nhận cuộc hôn nhân này thì họ có đáp ứng về độ tuổi kết hôn hay không, hay là thuộc trường hợp tảo hôn? Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về tảo hôn hiện hành.

Thế nào là tảo hôn theo quy định của pháp luật?

Một vài người trong chúng ta có suy nghĩ rằng tảo hôn là việc kết hôn sớm chỉ xảy ra ở các vùng sâu vùng xa, các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế tảo hôn hiện nay khá phổ biến ở nhiều nơi và xuất phát từ nhận thức pháp luật còn hạn chế của người dân. Quy định pháp luật về tảo hôn thông qua việc pháp luật đưa ra định nghĩa về tảo hôn. Cụ thể, Khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”

Theo đó, Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Cụ thể độ tuổi được xác định như sau: từ đủ 20 tuổi và từ đủ 18 tuổi là tính sau ngày sinh nhật lần thứ 20 đối với nam và sau ngày sinh nhật lần thứ 18 đối với nữ.

Vậy trường hợp nam hoặc nữ hoặc cả nam và nữ không đáp ứng được điều kiện đặt ra về độ tuổi tối thiểu để kết hôn trên đây mà lấy vợ, lấy chồng sẽ bị coi là tảo hôn.

Tác hại của tảo hôn

Mặc dù việc kết hôn dù là chưa đủ tuổi theo sự tự nguyện của hai bên nam và nữ. Tuy nhiên, việc tảo hôn lại đem đến những hệ lụy lớn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả xã hội trong tương lai. Cụ thể:

– Đối với sức khỏe: Sức khỏe của người tảo hôn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là với trẻ em gái dưới 15 tuổi, khi cơ thể chưa phát triển mà mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ được sinh ra từ những người mẹ chưa đủ 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết hơn so với những đứa trẻ khác.

– Đối với tinh thần: Khi kết hôn sớm, trẻ em không được chơi đùa, nghỉ ngơi và học tập, giải trí tham gia các hoạt động như các bạn bè cùng trang lứa khác.

– Về môi trường giáo dục: Khi tảo hôn, tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, không có cơ hội học tập, kiến thức xã hội hạn chế, không được tiếp thu kiến thức hiện đại, tiên tiến vì thế không được phát triển tối đa về nhân cách, tài năng và khả năng trí tuệ.

– Về kinh tế: Việc tảo hôn khiến cho khả năng tìm kiếm việc làm, đóng góp cho kinh tế gia đình thấp dẫn đến tình trạng đói nghèo gia tăng, nhiều trường hợp dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

– Về xã hội: Tảo hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội khi chất lượng dân số thấp.

Chính vì thế, việc tảo hôn và hậu quả của tảo hôn là một gánh nặng cho xã hội và cần được loại trừ. Theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình thì tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật. Vậy quy định pháp luật về tảo hôn xử phạt như thế nào?

Các trường hợp tảo hôn bị xử lý như thế nào?

Tảo hôn không đơn thuần là không đủ điều kiện để kết hôn mà là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Hành vi cưỡng ép kết hôn bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tảo hôn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Cụ thể, theo Điều 58 Nghị định 82/2020/ND-CP quy định xử phạt về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”

Như vậy, theo quy hiện hiện hành, hành vi liên quan đến tảo hôn có thể bị xử phạt tối đa lên đến 5.000.000 đồng.

bên cạnh việc xử lý hành chính, đối với một số tường hợp, hành vi này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, tại Điều 183 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:

“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”

Như vậy, quy định pháp luật về tảo hôn nêu rõ hành vi tổ chức tảo hôn khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sẽ tiến hành lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính, một số trường hợp khi đủ yếu tố cấu thành sẽ truy cứu về trách nhiệm hình sự.

LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN TẢO HÔN QUA TỔNG ĐÀI 1900 6557

Để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn về điều kiện kết hôn và mức xử phạt với hành vi “tảo hôn và tổ chức tảo hôn”, khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác nhỏ là nhấc máy điện thoại và gọi tới SỐ 1900 6557 và làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.

Khi kết nối với chúng tôi quý khách có thể:

– Dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557

– Thời gian làm việc của TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.

Chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư vấn Điều kiện kết hôn qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.

Khi bạn cần tư vấn pháp luật những vấn đề liên quan đến luật hôn nhân gia đình nói chung và quy định pháp luật về tảo hôn nói riêng, để tư vấn luật hôn nhân gia đình online bạn hãy liên hệ ngay Công ty luật Hoàng Phi. Chúng tôi luôn có mặt 24/7 giúp bạn trả lời những câu hỏi thắc mắc một cách tốt nhất. TỔNG ĐÀI 1900 6557 tự tin có:

+ Luật sư nhiều kinh nghiệm, tận tâm luôn lắng nghe khách hàng;

+ Giải đáp chi tiết tỉ mỉ về những khó khăn trục trặc của khách hàng;

+ Miễn phí hoàn toàn phí luật sư;

+ Tư vấn mọi thủ tục giúp khách hàng có thể kết hôn, ly hôn, phân chia tài sản…hợp lý và không tốn chi phí kiện tục tại Tòa.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi