Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Có bắt buộc đăng ký khai sinh cho con theo họ cha không?
  • Thứ sáu, 29/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 531 Lượt xem

Có bắt buộc đăng ký khai sinh cho con theo họ cha không?

Pháp luật hiện nay không quy định rằng con sinh ra bắt buộc phải mang họ của mẹ hay họ của cha, do đó, việc xác định họ cho con dựa trên ý chí, thỏa thuận của bố và mẹ.

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đó là Có bắt buộc đăng ký khai sinh cho con theo họ cha không? Trong nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết hơn để quý độc giả tham khảo.

Đăng ký khai sinh cho con cần những giấy tờ gì?

Quyền được khai sinh là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân thực hiện các quyền công dân. Để đảm bảo quyền được khai sinh của trẻ, cha, mẹ, người giám hộ phải thực hiện đăng ký khai sinh trong thời hạn theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP; Thông tư 04/2020/TT-BTP khi đăng ký khai sinh cho cần các loại giấy tờ  sau:

–  Tờ khai theo mẫu quy định;

– Giấy chứng sinh;

Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

 Nếu cha mẹ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn

+ Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập

+ Khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Làm giấy khai sinh cho con bao lâu sau khi sinh?

Giấy khai sinh được coi là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc được cấp đầu tiên dùng để ghi nhận sự ra đời và tồn tại của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân (như họ tên, quốc tịch, ….), đây là cơ sở để xác lập các quyền, nghĩa vụ khác của công dân.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Từ quy định trên thấy được rằng trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con thì cha hoăc meh có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con, trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinhcho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Tuy nhiên, trong thực tế có không ít các trường hợp đăng ký khai sinh cho con muộn so với thời hạn trên. Để giải quyết vấn đề này, dựa theo quy định tại điều 37 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, theo đó việc đăng ký khai sinh cho con muộn sẽ không bị xử phạt, nhưng có thể bị xem xét đến vấn đề phải nộp lệ phí đăng ký hộ tịch vì theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014, nếu đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ khi sinh thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch.

Trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn sẽ phải nộp lệ phí, mức nộp tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương.

Có bắt buộc đăng ký khai sinh cho con theo họ cha không?

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật dân sư 2015 quy định như sau:

Điều 26. Quyền có họ, tên

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có)Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Từ quy định trên thấy được rằng pháp luật hiện nay không quy định rằng con sinh ra bắt buộc phải mang họ của mẹ hay của cha. Do đó, việc xác định họ cho con dựa trên ý chí, thỏa thuận của bố và mẹ.

Tuy nhiên, xét theo tập quán, truyền thống tín ngưỡng của người Việt Nam từ bao đời nay, con sinh ra thường mang họ bố. Tất nhiên ở đây phải có sự đồng ý của người mẹ hay nói cách khác, việc đặt tên họ cho con dựa trên sự thỏa thuận, đồng ý của cả bố và mẹ.

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Thực tế thấy được rằng nhiều trường hợp như trẻ bị bỏ rơi nên khi khai sinh không ghi tên cha lẫn tên mẹ hoặc người vì một số lý do khác nên khai sinh chỉ ghi tên mẹ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành giấy khai sinh không có tên cha và giấy khai sinh có đủ cha mẹ đều có giá trị như nhau. Tuy nhiên, về mặt quyền lợi, trẻ không có tên cha trong giấy khai sinh mất đi một số quyền liên quan đến cha ruột, cụ thể như:

– Quyền hưởng di sản thừa kế từ cha: Để được hưởng di sản thừa kế thì cần xuất trình bằng chứng chứng minh quan hệ cha con và giấy tờ chủ yếu được sử dụng để chứng minh quan hệ cha, con là giấy khai sinh.

Khi giấy khai sinh của người con không có tên cha, việc chứng mình quan hệ cha con để được hưởng di sản thừa kế sẽ khó khăn hơn.

– Yêu cầu cấp dưỡng từ cha: Khi người mẹ không đủ khả năng chăm sóc và muốn yêu cầu cấp dưỡng từ cha cho trẻ thì cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu cấp dưỡng.

Trong hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng cần có các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con. Nếu giấy khai sinh không có tên cha cũng là một yếu tố gây khó khăn trong vấn đề xác định thông tin để yêu cầu cấp dưỡng.

Họ của con khác họ của cha, mẹ được không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì họ của một người phải được lấy theo họ của cha hoặc họ của mẹ. Việc lấy theo họ của cha hay mẹ sẽ thực hiện theo thoả thuận của cha mẹ. Đây cũng là quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử

1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;

Từ quy định trên có thể thấy dù có thoả thuận hay không có thoả thuận, căn cứ quy định trên, họ của con cũng chỉ có thể được lấy theo họ của cha hoặc mẹ. Nếu có thoả thuận thì lấy theo họ cha hoặc mẹ theo thoả thuận. Nếu không có thoả thuận thì lấy họ theo cha hoặc mẹ theo tập quán.

Do đó cha mẹ chỉ được thoả thuận và lấy họ cho con theo họ của một trong hai người mà không được lấy họ cho con theo họ của người khác không phải cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Có bắt buộc đăng ký khai sinh cho con theo họ cha không? trường hợp cần giải đáp thêm quý độc giả hãy liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Hoàng Phi theo số 19006557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi