Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Ngoại tình là gì? Ngoại tình có phạm tội không?
  • Thứ sáu, 29/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 560 Lượt xem

Ngoại tình là gì? Ngoại tình có phạm tội không?

Ngoại tình có thể dẫn đến ly hôn, làm tan vỡ các gia đình, có rất nhiều trường hợp những người ngoại tình dẫn đến ly hôn vợ/ chồng hiện tại là để lấy người tình và lập ra những gia đình mới.

Ngoại tình là vấn đề xã hội hiện nay thường gặp phải, hành vi này bị coi là trái với đạo đức xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác. Bên cạnh phạm trù đạo đức, ngoại tình còn là vấn đề liên quan đến pháp luật. Vậy Ngoại tình là gì? Ngoại tình có phạm tội không?

Ngoại tình là gì?

Ngoại tình là có quan hệ yêu đương bất chính khi đã có gia đình; vấn đề ngoại tình chỉ phát sinh khi một trong hai bên hoặc cả 2 bên có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác, trường hợp đã ly hôn hoặc hôn nhân không hợp pháp thì sex không phải là ngoại tình.

Ngoại tình có thể dẫn đến hậu quả xã hội như sau:

– Ngoại tình làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, tác động xấu đến quan hệ vợ – chồng, quan hệ cha – con, mẹ – con.

– Ngoại tình có thể dẫn đến ly hôn, làm tan vỡ các gia đình, có rất nhiều trường hợp những người ngoại tình dẫn đến ly hôn vợ/ chồng hiện tại là để lấy người tình và lập ra những gia đình mới.

– Ngoại tình có thể dẫn đến sự ra đời của những đứa con ngoài giá thú.

Như vậy, ngoại tình thường bị xem là hành vi vi phạm đạo đức và có thể gây hậu quả tiêu cực về tình cảm, tinh thần và cả xã hội. Việc có mối quan hệ tình cảm, tình dục với người khác sẽ gây tổn thương với người vợ/ chồng, làm đổ vỡ gia đình, gây ra cảm giác phản bội và mất niềm tin. Hậu quả nghiêm trọng của ngoại tình có thể lan rộng đến cả cộng đồng và xã hội, ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và gia đình.

Nguyên nhân dẫn đến ngoại tình

Có thể kể đến những nguyên nhân dẫn đến ngoại tình như:

– Sự thiếu hài lòng về tình cảm, tình dục trong mối quan hệ hôn nhân hiện tại;

– Yếu tố tâm lý như cảm giác bị bỏ rơi, cô đơn hay cảm giác bất an;

– Sự quyến rũ của người khác và cảm giác thích sự mới mẻ;

– Sự mất cân bằng trong công việc, cuộc sống cá nhân và gia đình.

Pháp luật quy định về ngoại tình như thế nào?

Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hôn nhân chế độ một vợ một chồng, vợ chồng có nghĩa vụ phải chung thủy với nhau. Hiện nay, pháp luật có quy định về một số hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như sau:

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

– Người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.

Trong đó, hành vi chúng sống như vợ chồng được quy định là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đóHành vi này sẽ bị xử phạt nghiêm minh tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoại tình có phạm tội không?

Ngoại tình là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và có chế tài xử lý hình sự.  Cụ thể là Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1.Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, ngoại tình là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, theo quy định của Bộ luật hình sự, hành vi này có thể bị phạt tù tối đa lên đến 3 năm.

Ngoại tình có bị phạt tiền không?

Trường hợp hành vi ngoại tình không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Cụ thể:

1.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Như vậy, hành vi ngoại tình có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 5 triệu đồng.

Trên đây là nội dung bài viết Ngoại tình là gì? Ngoại tình có phạm tội không?của Công ty Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6557

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi