Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Trong quân đội có bao nhiêu học viện nhà trường?
  • Thứ sáu, 03/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8105 Lượt xem

Trong quân đội có bao nhiêu học viện nhà trường?

Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 11 học viện, 12 trường đại học và 10 trường cao đẳng quân sự đào tạo sĩ quan cho tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Việt Nam có hệ thống học viện và nhà trường hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên nghiệp vụ ở mọi cấp các ngành như: chỉ huy tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, tình báo, công nghiệp quốc phòng; các quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, Biên phòng…

Vậy hiện nay trong quân đội có bao nhiêu học viện nhà trường? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Trong quân đội có bao nhiêu học viện nhà trường?

Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 11 học viện, 12 trường đại học và 10 trường cao đẳng quân sự đào tạo sĩ quan cho tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong đó có 20 trường tuyển học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ.

Các học viện gồm có:

– Học viện Quốc phòng (Học viện Quân sự cấp cao): trực thuộc Chính phủ Việt Nam, Bộ Quốc phòng quản lý, là trung tâm huấn luyện và đào tạo tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Học viện là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp gồm: đào tạo sĩ quan cấp chiến dịch, chiến lược cho quân đội; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt của các bộ, ban ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương; đào tạo cao học và nghiên cứu sinh quân sự; hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự, dân sự về quốc phòng với một số nước.. Thành lập năm 1976

Trụ sở: số 93, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (đối diện Viện Toán học Việt Nam).

Lưu ý: Học viện Quốc phòng không tuyển sinh học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ.

– Học viện Chính trị Quân sự (Học viện quân sự cấp trung): Trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Trụ sở: Số 124, đường Ngô Quyền, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, thành lập năm 1951 với tên gọi ban đầu là Trường Chính trị Trung cấp, đào tạo sĩ quan chính trị cấp trung đoàn, sư đoàn (chính ủy).

Lưu ý: Học viện Chính trị không tuyển sinh học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ.

– Học viện Lục quân Đà Lạt (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, thành lập năm 1946, là học viện đào tạo cán bộ sĩ quan Lục quân cấp chiến thuật- chiến dịch cấp trung đoàn-sư đoàn, các chuyên ngành chỉ huy-tham mưu lục quân (tương ứng với các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân).

Trụ sở: Số 2, đường Lữ Gia, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Lưu ý: Học viện Lục quân Đà Lạt không tuyển sinh học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ.

– Học viện Kỹ thuật Quân sự (Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn): trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là một Học viện quân sự cấp trung, trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam chuyên đào tạo kỹ sư quân sự, cán bộ quản lý kỹ thuật và sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp chiến thuật – chiến dịch. Thành lập năm 1966.

Trụ sở: Số 236 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

– Học viện Quân y: Trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là một trường đại học đào tạo bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ y khoa và y sĩ, là trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Thành lập năm 1949.

Trụ sở: đường Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội

– Học viện Hậu cần (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, đào tạo sĩ quan hậu cần cấp chiến thuật phân đội và cấp chiến thuật- chiến dịch. Thành lập năm 1982 trên cơ sở trường sĩ quan Hậu cần (thành lập năm 1951).

Trụ sở: phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.

– Học viện Hải quân (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam, đào tạo sĩ quan chiến thuật, kỹ thuật hải quân cấp phân đội và sĩ quan chiến thuật- chiến dịch hải quân.

Trụ sở: 30, đường Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

– Học viện Phòng không – Không quân (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam, thành lập năm 1964: đào tạo sĩ quan chiến thuật phòng không-không quân cấp phân đội; kỹ sư hàng không và sĩ quan chiến thuật- chiến dịch…

Trụ sở: xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội;

– Học viện Biên phòng: trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, đào tạo sĩ quan biên phòng, đào tạo sĩ quan Biên phòng trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học các chuyên ngành: Quản lý Biên giới, Trinh sát Biên phòng, Quản lý cửa khẩu.

Trụ sở: phường Sơn Lộc, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

– Học viện Khoa học Quân sự, (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam, đào tạo sĩ quan ngoại ngữ, ngoại giao (tùy viên quốc phòng), tình báo, trinh sát kỹ thuật.

Học viện được thành lập năm 1998 trên cơ sở 2 trường chính:

Đại học Ngoại ngữ quân sự (Thành lập năm 1982)

Trường Sĩ quan Trinh sát – Quân báo (Thành lập ngày 10/6/1989)

Trụ sở: Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội.

– Học viện Kỹ thuật Mật mã: trực thuộc Ban Cơ yếu chính phủ, thành lập năm 1985: cán bộ cơ yếu, sĩ quan chỉ huy kỹ thuật mật mã có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam, Cơ yếu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trụ sở: 141 Chiến Thắng, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Như vậy qua chia sẻ trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về Trong quân đội có bao nhiêu học viện nhà trường? Tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp thông tin liên quan đến các trường đại học quân sự để bạn đọc có thể tham khảo.

Các trường đại học quân sự

– Trường Đại học Chính trị (Trường Sĩ quan Chính Trị): đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội (chính trị viên đại đội, tiểu đoàn) trình độ đại học và cao đẳng.

Trụ sở: Hòa Lạc, Hà Nội.

Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1): trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, được thành lập năm 1945, là trường đại học quân sự chuyên đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu, quân đoàn phía bắc Việt Nam.

Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Bộ binh-Binh chủng hợp thành, Bộ binh cơ giới, Trinh sát cơ giới, Trinh sát đặc nghiệm, Trinh sát bộ đội.

Trụ sở chính: xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

– Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân 2), trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, được thành lập năm 1961, là trường đại học quân sự chuyên đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu quân đoàn phía nam Việt Nam.

Trụ sở: xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

– Trường Sĩ quan Không quân: trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam, thành lập năm 1958, chuyên đào tạo phi công và kỹ thuật viên hàng không trình độ đại học, cao đẳng.

Trụ sở: Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

– Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp: trực thuộc binh chủng Tăng-Thiết giáp, thành lập ngày ngày 10 tháng 4 năm 1973: đào tạo sĩ quan chỉ huy chiến thuật tăng và thiết giáp cấp phân đội

Trụ sở: đường Vĩnh Yên – Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

– Trường Đại học Thông tin Liên lạc (Trường Sĩ quan Thông tin): trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, Quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập năm 1951: đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật trình độ đại học, cao đẳng quân sự các chuyên ngành: Vô tuyển Điện; Hữu tuyến điện; Viba; Tác chiến điện tử; Tác chiến mạng.

Trụ sở: phường Đồng Đế, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

– Trường Sĩ quan Đặc công: trực thuộc Binh chủng Đặc công, thành lập ngày ngày 20 tháng 7 năm 1967: đào tạo sĩ quan chiến thuật đặc công cấp phân đội các chuyên ngành: Đặc công bộ; Đặc công nước; Đặc công biệt động.

Trụ sở: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

– Trường Đại học Ngô Quyền (Trường Sĩ quan Công binh): trực thuộc Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập năm 1955, đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh cấp phân đội các chuyên ngành: Công trình; Cầu đường; Vượt sông; Xe máy.

Trụ sở chính: TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

– Trường Sĩ quan Phòng hóa: trực thuộc Binh chủng Hóa học, thành lập năm 1976, đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học trình độ đại học quân sự và trung học chuyên nghiệp, các chuyên ngành: Khai thác sửa chữa khí tài Phòng hoá; Phân tích chất độc quân sự.

Trụ sở: xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

– Trường Sĩ quan Pháo binh: trực thuộc Binh chủng Pháo binh, thành lập năm 1957, đào tạo sĩ quan chiến thuật pháo binh cấp phân đội; Đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị pháo binh; Đào tạo cán bộ tên lửa mặt đất và tên lửa chống tăng.

Trụ sở: xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

– Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật quân đội: trực thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đào tạo nghệ sĩ diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ,.. và sĩ quan văn hóa nghệ thuật quân đội.

Trụ sở: Hòa Lạc, Hà Nội.

Các Trường đào tạo quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và công nhân quốc phòng trình độ cao đẳng, trung cấp

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin liên quan đến Trong quân đội có bao nhiêu học viện nhà trường? Hay có những trường đại học nào thuộc quân đội mà chúng tôi còn cung cấp thêm cả các thông tin liên quan đến các trường đào tạo quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và công nhân quốc phòng trình độ cao đẳng, trung cấp để bạn đọc tham khảo.

– Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quân sự: trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đào tạo kỹ thuật viên bậc cao đẳng các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Vũ khí, Đạn, Xe quân sự và Đo lường. Thành lập năm 1978.

Trụ sở: 189 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

– Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô: thành lập tháng 10/1951 trực thuộc trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cả quân sự và dân sự; Đào tạo cao đẳng dân sự hệ chính quy: Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ thông tin và Kế toán

Trụ sở: Phường Xuân khanh, Sơn Tây, Hà Nội

– Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng: trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam Đào tạo kỹ thuật viên cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật, kinh tế phục vụ các nhà máy, xí nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Trụ sở: Xã Thanh Vinh, Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

– Trường Cao đẳng Hậu cần 1 trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam

– Trường Cao đẳng Hậu cần 2 trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam

– Trường Cao đẳng Trinh sát – Trực thuộc Tổng cục II

– Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân – Trực thuộc Quân chủng Hải quân

– Trường Cao đẳng Kỹ thuật Phòng không- Không quân – Trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân

– Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mật mã – Trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu

– Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin- trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, Quân đội nhân dân Việt Nam

– Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí – Trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam

– Trường Trung cấp Kỹ thuật Miền Trung – Trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 17 tháng 10 năm 1979

– Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh- trực thuộc Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam

– Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng-Thiết giáp- trực thuộc Binh chủng Tăng-Thiết giáp, Quân đội nhân dân Việt Nam

– Trường Trung cấp Kỹ thuật Mật mã Quân đội- trực thuộc Cục Cơ yếu

– Trường Trung cấp Biên phòng 1- trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam

– Trường Trung cấp Biên phòng 2- trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam

– Trường Trung cấp 24 Biên phòng- trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam

Dưới đây là một số thông tin liên quan đến Trong quân đội có bao nhiêu học viện nhà trường? Bạn đọc theo dõi nội dung bài, cần thêm các thông tin liên quan khác có thể phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi