Cách giải quyết Tranh chấp tài sản sau ly hôn 2025
Tranh chấp tài sản sau ly hôn là tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn mà các bên đương sự không thể tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản và yêu cầu Tòa giải quyết .
Tranh chấp tài sản luôn là vấn đề phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết, nhất là Tranh chấp tài sản sau ly hôn. Khi giải quyết về vấn đề tài sản, các bên đều muốn giành cho mình phần lợi ích nhiều hơn, do do mà dễ dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn. Vì vậy mà qua nội dung bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp cho Qúy khách các thông tin cần thiết về tranh chấp tài sản sau ly hôn và cách thức giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật hiện hành
>>>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn ly hôn thuận tình
Tranh chấp tài sản sau ly hôn là gì?
Tranh chấp tài sản sau ly hôn là tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn mà các bên đương sự không thể tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản và yêu cầu Tòa giải quyết .
Hoặc khi ly hôn thì các bên đương sự không yêu cầu giải quyết về tài sản nhưng sau khi ly hôn thì hai bên đương sự lại xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích trong việc phân chia tài sản, không thể tự thỏa thuận để đưa ra được kết quả chung
– Theo đó, tài sản được xác định là tài sản do vợ và chồng tạo ra từ các công việc lao động, kinh doanh sản xuất, khoản thu nhập phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người và những khoản thu nhập khác phát sinh trong quá trình chung sống vợ chồng, các tài sản giá trị được tặng cho, nhận thừa kế trên danh nghĩa cả hai vợ chồng hoặc các tài sản phát sinh khác mà có thỏa thuận đưa vào làm tài sản chung
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn thì sẽ được coi là tài sản chung, trừ trường hợp được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tài sản đó được cho riêng hoặc thừa kế riêng
– Tài sản riêng là phần tài sản mà cá nhân đã sở hữu từ trước khi kết hôn hoặc phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tặng cho, thừa kế riêng
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
– Theo nguyên tắc thì khi ly hôn, phần tài sản chung sẽ được giải quyết dựa theo sự thỏa thuận, thống nhất của các bên đương sự là vợ và chồng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa sẽ áp dụng nguyên tắc cơ bản đó là chia đôi phần tài sản chung của vợ và chồng
Tuy được xác định là chia đôi nhưng không phải trường hợp nào cũng theo nguyên tắc 50/50, mà còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
+ Yếu tố gia cảnh của vợ, chồng
+ Các phần đóng góp của vợ và chồng vào khối tài sản chung trong quá trình chung sống
+ Xác định yếu tố lỗi trong việc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng đã được Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định
+ Đảm bảo cho lợi ích của các bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục hoạt động lao động tạo ra thu nhập
– Đối với tài sản riêng thì vẫn sẽ thuộc về chủ sở hữu của tài sản riêng đó
Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
Tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn thì có thể nhờ vào sự can thiệp của chính quyền địa phương. Tuy nhiên trong trường hợp sau khi đã hòa giải, thương lượng nhưng vẫn không đạt được kết quả thì một trong hai bên đương sự có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn gồm:
– Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu pháp luật quy định
– Bản sao hợp lệ của chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu của nguyên đơn (vợ hoặc chồng)
– Bản sao hợp lệ chứng minh thư/thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc những giấy tờ có giá trị pháp lý tương tự được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của bị đơn
– Bản kê khai về tài sản đang tranh chấp về yêu cầu giải quyết (Tài sản chung hoặc tài sản riêng) đã được công chứng hợp lệ
Trong trường hợp tranh chấp về tài sản riêng thì phải cung cấp thêm các loại giấy tờ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng
– Bản sao quyết định ly hôn
>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn
Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
Để giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn thì phải thực hiện theo các bước dưới đây, bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
– Người khởi kiện (Nguyên đơn) chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm có các giấy tờ theo nội dung phía trên
– Nộp án phí theo quy định
Bước 2: Nơi nộp hồ sơ
Nguyên đơn tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Quận/huyện theo luật định hoặc theo thỏa thuận
– Nếu đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản thì nguyên đơn phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp
– Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết
Bước 3: Giải quyết vụ án
Tòa án có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ khởi kiện và tiến hành thủ tục giải quyết, mở phiên tòa xét xử
Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn vào khoảng 4 tháng đến 6 tháng, tùy thuộc vào đối tượng tài sản và mức độ phức tạp của vụ án
Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Tranh chấp tài sản sau ly hôn. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Vợ vay tiền chơi bạc thì chồng có phải trả?
Vợ tôi chơi bạc và vay tiền của người bên ngoài mà tôi không biết. Luật sư cho tôi hỏi, bây giờ, vợ tôi phải trả nợ thì tài sản chung của vợ chồng được xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm...
Không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, theo căn cứ tại quy định của khoản 14, điều 3 Luật hôn nhân và gia đình...
Quyền lợi vợ chồng đối với mảnh đất được bố mẹ tặng cho
Bố mẹ tôi có tặng cho vợ chồng tôi một thửa đất trồng cây ăn quả. Lúc ra công chứng hợp đồng tặng cho chỉ có một mình tôi đứng tên nhận tặng cho, giấy chứng nhận sử dụng đất cũng do tôi đứng tên. Vợ tôi có được quyền lợi gì đối với mảnh đất nêu trên hay...
Cần giấy tờ gì khi đăng ký kết hôn?
Khi hai bên nam nữ trải qua quá trình tìm hiểu yêu thương và muốn chung sống với nhau thì thường tiến tới hôn nhân. Về quan hệ pháp luật hai người chỉ được pháp luật công nhận là vợ chồng khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hợp...
Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có hợp pháp không?
Hôn nhân đồng giới chính là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về mặt sinh học với nhau, có thể là hôn nhân giữa hai người đồng giới nam hoặc giữa hai người là đồng tính nữ....
Xem thêm