Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Tranh chấp đất đai do cơ quan nào giải quyết?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 655 Lượt xem

Tranh chấp đất đai do cơ quan nào giải quyết?

Luật đất đai năm 2013 đã đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo quyền chủ động cho các đương sự nhằm khắc phục những hạn chế cơ bản từ việc giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật đất đai năm 2003.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân

Điều 203 Luật đất đai quy định: Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết.

Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Kế thừa những quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 đã thể hiện xu thế tất yếu về việc giao trách nhiệm cho hệ thống tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp đất đai khi Nhà nước hoàn thành xong việc cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Từ những quy định về việc mở rộng thẩm quyền đối với tòa án nhân dân trong việc giải quyết những tranh chấp mà người sử dụng đất không có giấy tờ về QSDĐ.

Luật đất đai năm 2013 đã đưa ra một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo quyền chủ động cho các đương sự nhằm khắc phục những hạn chế cơ bản từ việc giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật đất đai năm 2003.

Theo quy định của Luật này, nếu các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có các giấy tờ hợp lệ về QSDĐ được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 50 thì chỉ được quyền yêu cầu UBND giải quyết.

Nếu không đồng ý với quyết định đã giải quyết tranh chấp thì có quyền đề nghị UBND cấp trên hoặc Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường giải quyết (tuỳ theo từng loại chủ thể tranh chấp) và quyết định giải quyết thứ hai là quyết định cuối cùng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cả hai quyết định giải quyết tranh chấp đều thiếu tính khách quan và không đúng pháp luật? Với thực trạng này, họ không còn con đường nào khác để giải quyết một cách thoả đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Do vậy, đây không phải là một cách thức hiệu quả cho việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội nảy sinh từ tranh chấp đất đai.

Khắc phục hạn chế nói trên, Luật đất đai hiện hành đã tỏ ra có khả năng loại trừ những bất cập từ cơ chế cũ khi đưa ra những cách thức giải quyết tranh chấp đất đai thực sự linh hoạt, bước đầu đáp ứng được sự kì vọng của xã hội. 

Như vậy, với mục đích là nâng cao vai trò của hệ thống các cơ quan tư pháp, quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đại hiện nay đã xuất phát từ yếu tố hiệu quả trong hoạt động tranh tụng của hệ thống toà án nhân dân về giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo sự công bằng, khách quan đối với các lợi ích chính đáng cần được pháp luật bảo vệ.

Bằng việc mở rộng thẩm quyền của hệ thống toà án nhân dân, Luật đất đai đã đưa ra cơ chế đảm bảo cho các bên tranh chấp chủ động lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với nguyện vọng của mình.

Điều này cho thấy, quy định của pháp luật đã xuất phát từ chính lợi ích của công chúng, từ sự bình ổn của xã hội và sự phù hợp mang tính quy luật. 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của UBND

Với quy định hiện hành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND chỉ còn giới hạn trong phạm vi mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai. 

Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết;

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường hoặc khởi kiện tại toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Về căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy tờ về QSDĐ, các cấp có thẩm quyền phải xem xét khách quan, tình hình sử dụng đất cụ thể tại địa phương để có quyết định đúng đắn.

Các căn cứ bao gồm: 

+ Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra; 

+ Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;  

+ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt; 

+ Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; 

+ Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ. 

Việc xác định những căn cứ nói trên trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai là điểm tiến bộ vượt bậc của pháp luật nhằm đưa ra lộ trình cần thiết, hợp lí và có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp giữa những người đã có quá trình sử dụng ổn định lâu dài nhưng không có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật. Đây là loại tranh chấp có số lượng tồn đọng nhiều nhất hiện nay. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi