• Thứ ba, 28/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3070 Lượt xem

Tiêu chí phụ là gì?

Trong tuyển sinh, tiêu chí phụ là cách đánh giá đối với những thí sinh có cùng điểm số như nhau, chọn ra những thí sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phụ. Quyết định đến việc ai sẽ dành được suất trúng tuyển cuối cùng, còn ai sẽ phải dừng lại ở đây.

Tiêu chí phụ là gì? Tiêu chí phụ có các loại nào?… Đây là những câu hỏi thường gặp về tiêu chí phụ. Bài viết này sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm rõ những thắc mắc trên, do đó, Quý vị đừng bỏ qua nội dung dưới đây của bài viết.

Tiêu chí là gì?

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc tiêu chí phụ là gì? chúng tôi làm rõ khái niệm tiêu chí, cụ thể:

Tiêu chí là những chuẩn mực cụ thể được đặt ra và dùng để đưa ra các đánh giá cụ thể và khách quan nhất về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó. Các chuẩn mực đó có thể là những chuẩn mực về thời gian, chuẩn mực về năng suất, chuẩn mực về chất lượng, cùng với đó là việc xem xét sự tuân thủ theo đúng các quy định đã được đề ra. Kết quả được được ra cuối cùng sẽ phản ánh được sự bền vững cùng như tính hiệu quả của những tiêu chí được sẻ dụng trong quy trình đánh giá.

Tiêu chí phụ là gì?

Tiêu chí phụ là những tiêu chí đi kèm tiêu chí chính, hay những chuẩ mực bổ sung được đưa ra nhằm mục đích phân tích và đánh giá về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó.

Trong tuyển sinh, tiêu chí phụ là cách đánh giá đối với những thí sinh có cùng điểm số như nhau, chọn ra những thí sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phụ. Quyết định đến việc ai sẽ dành được suất trúng tuyển cuối cùng, còn ai sẽ phải dừng lại ở đây.

Ví dụ: Nếu có 2 thí sinh bằng điểm nhau cùng nộp đơn xét tuyển vào trường mà chỉ được chọn một người thì nhà trường sẽ đưa ra tiêu chí phụ để xem ai có điểm môn Toán cao hơn thì sẽ chọn thí sinh đó. Và khi đó, môn Toán chính là tiêu chí phụ mà nhà trường đặt ra cho các thí sinh.

Các loại tiêu chí phụ

Tùy thuộc vào từng tiêu chí tuyển sinh của trường mà sẽ có những tiêu chí phụ khác nhau.

Nếu sau khi công bố mức điểm sàn của trường sẽ lấy từ cao xuống thấp. Nếu nhà trường lấy hết các bạn có tổng điểm bằng nhau thì có thể thừa chỉ tiêu. Nhưng nếu không lấy thì sẽ thiếu chỉ tiêu. Chính vì thế, mỗi trường sẽ đặt ra các tiêu chí phụ khác nhau để đảm bảo việc tuyển đủ chỉ tiêu.

Một số loại tiêu chí phụ như sau:

Thứ nhất: Tiêu chí phụ ưu tiên theo môn thi

Ưu tiên theo môn thi chính là hình thức thường được sử dụng nhất tại các trường Đại học hiện nay. Đối với những thí sinh có điểm bằng nhau thì nhà trường có thể dựa vào điểm thi của môn chính nhân đôi hoặc một trong những môn nằm trong tổ hợp xét tuyển.

Ví dụ: 

– Trường Đại học Thương Mại cũng ưu tiên các môn lần lượt ngành Ngôn ngữ Anh là điểm bài thi Tiếng Anh; với chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (D03) là điểm bài thi Tiếng Pháp; với Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại (D04) là điểm bài thi Tiếng Trung.

– Trường Đại học Mỏ địa chất sẽ ưu tiên thí sinh có điểm môn Toán cao hơn. Và những trường Đại học khác cũng tương tự như vậy.

Thứ hai: Tiêu chí phụ ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng

Trên thực tế có một số trường lại áp dụng ưu tiên theo nguyện vọng của thí sinh. Nếu trường hợp thí sinh có cùng điểm số, sau khi ưu tiên theo môn mà vẫn không xét tuyển được thì tiếp tục ưu tiên người đăng ký thứ tự nguyện vọng cao hơn.

Ví dụ, thí sinh nào đăng ký xét tuyển vào trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam là nguyện vọng 1 thì sẽ được ưu tiên xét tuyển trước.

Thứ ba: Tiêu chí phụ dựa vào điểm xét tuyển chưa làm tròn

Theo như quy định chung thì các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy tính và được quy đổi sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm. Tổng điểm của tổ hợp môn xét tuyển sẽ được làm tròn đến 0.25 điểm. Điểm của thí sinh gần tiệm cận nào thì làm tròn tới tiệm cận đó. Tuy nhiên, có nhiều trường áp dụng tiêu chí phụ là tổng điểm 3 môn chưa làm tròn như Đại học Ngoại Thương.

Theo đó, nhà trường sẽ xem tổng điểm của thí sinh nào cao hơn khi chưa làm tròn thì sẽ lựa chọn thí sinh đó. Và tất nhiên thí sinh còn lại sẽ phải tạm dừng cuộc chơi.

Ý nghĩa của tiêu chí phụ

Với hình thức dùng tiêu chí phụ trong xét tuyển đầu vào Đại học, nhà trường vừa hoàn toàn có thể cung ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh, vừa hoàn toàn có thể lựa chọn được những thí sinh có nguồn vào tốt. 

Còn đối với học sinh, tiêu chí phụ đôi khi không phải là “phụ”, nó quyết định đến việc có đáp ứng được điều kiện đầu vào từ nhà trường hay không. Cùng với tổng số điểm thi bằng nhau nhưng có bạn thí sinh đỗ, lại có bạn bị trượt vì tiêu chí phụ.

Việc nắm bắt các tiêu chí phụ nhà trường từng sử dụng và rèn luyện bản thân, có chiến lược trong tuyển sinh để có kết quả tốt nhất và đáp ứng được các tiêu chí phụ của nhà trường sẽ là tấm vé giúp đáp bảo cơ hội trúng tuyển.

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, Quý vị đã có thêm thông tin làm rõ tiêu chí phụ là gì? chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi về nội dung bài viết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi