Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • Thứ ba, 19/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 907 Lượt xem

Thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Luật sư vui lòng tư vấn cho tôi thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?

Câu hỏi:

Tôi là Lê Xuân Tùng, sinh viên đại học luật Hà Nội. Gần đây có một người bạn của tôi ở nước ngoài muốn về Việt Nam đăng ký kết hôn, vì bạn tôi không hiểu luật ở Việt Nam và tôi có nhận giúp bạn tôi. Vậy tôi có thể đi cùng bạn tôi vào Sở Tư pháp để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn không?

Trả lời:

Theo khoản 1, 2 điều 21 nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.

2.Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.”

Như vậy anh có thể đi cùng bạn của anh đến Sở Tư pháp nộp hồ sơ đăng ký kết hôn nhưng chuyên viên của Sở Tư pháp chỉ làm việc với người đến đăng ký kết hôn còn người đi theo không được tham dự.

 Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi