Thủ tục nhập khẩu máy in mới nhất năm 2025
Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu máy in hay còn gọi là xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in là một trong những thủ tục cơ sở in, doanh nghiệp phải tiến hành trước khi làm thủ tục thông quan cho máy in/thiết bị in.
Máy in là một thiết bị rất phổ biến và quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Cuộc sống ngày càng phát triển thì những yêu cầu về in ấn lại càng cần được nâng cao Trước nhu cầu thị trường máy in ngày càng phát triển và được mua bán phổ biến. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy in. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp khi nhập khẩu máy in còn vấp phải những vướng mắc về các thủ tục thông quan hàng hoá. Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu máy in hay còn gọi là xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in là một trong những thủ tục cơ sở in, doanh nghiệp phải tiến hành trước khi làm thủ tục thông quan cho máy in/thiết bị in.
Vậy thủ tục nhập khẩu máy in như nào là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm. Bài viết của chúng tôi xin đưa ra giải đáp giúp quý vị nắm được những thông tin cần thiết về thủ tục nhập khẩu máy in.
Máy in là gì?
Máy in là một loại dụng cụ, thiết bị dùng để tạo ra những bản in ấn, bản sảo của một loại tài liệu hay hình ảnh được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn nào đó thông qua những kỹ thuật và phương pháp in được tích hợp trong máy.
Hiện nay có một số loại máy in thông dụng hiện nay như: Máy in laser; Máy in kim; Máy in phun; Máy in lụa; Máy in typo; Máy in flexo; Máy in offset; Máy in ống đồng.
Vai trò máy in
Cuộc sống con người ngày càng hiện đại và phát triển thì nhu cầu in ấn cũng phát triển. Tất cả các công ty, doanh nghiệp, văn phòng, nhà nước, trường học,… đều sử dụng máy in để giải quyết nhanh chóng việc in ấn tài liệu, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.
Máy in có vai trò to lớn trong mọi mặt đời sống. Trong kinh doanh máy in là một công cụ có vai trò rất quan trọng. Hàng ngày thì tờ rơi, báo chí, tấm card, brochure, poster đều là sản phẩm của in ấn. Những công cụ này giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu và truyền những thông tin đến khách hàng. Không chỉ vậy các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa,… đều cần đến in ẩn để có thể truyền bá thông tin.
Tác dụng của máy in trong thời đại công nghệ số là điều mà không ai có thể phủ nhận, mang đến tính ứng dụng cao, hiệu quả kinh tế vô cùng lớn. Máy in có thể vừa in ấn, vừa sao chụp, scan, có thể sao lưu tất cả các văn bản và giấy tờ đã ép plastic như chứng minh thư nhân dân hay thẻ sinh viên, in số lượng lớn. Ngoài ra, nhiều máy in còn tích hợp cả chức năng fax tải liệu tiện lợi hơn, gia tăng năng suất làm việc cho người dùng.
Các đơn vị được nhập khẩu máy in
Căn cứ theo khoản 2, điều 27, nghị định số 60/2014/NĐ-CP Nghị định quy định về hoạt động in thì
“2. Đối tượng được nhập khẩu thiết bị in bao gồm:
a) Cơ sở in;
b) Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ”.
Có nghĩa là khi xin giấy phép nhập khẩu bạn phải xuất trình đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu thiết bị in hoặc nhập khẩu văn phòng phẩm.
Tuy nhiên, nhận thấy hạn chế của quy định, sau khi nghị định số 25/2018/NĐ-CP được ban hành thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể thoải mái tiến hành thủ tục nhập khẩu máy in mới về Việt Nam và khi xin cấp giấy phép nhập khẩu (với 1 số loại), bạn chỉ cần xuất trình đăng ký kinh doanh của công ty mình là làm được.
Danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu
Việc phân loại các loại giấy in phải xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục và hồ sơ xin giấy phép được quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và thông tư số 16/2015/TT-BTTTT (Phụ lục I).
Theo đó, căn cứ theo phụ lục I, thông tư số 16/2015/TT-BTTTT thì máy in phải xin giấy phép nhập khẩu được phân loại chủ yếu dựa theo công nghệ in của máy mà không dựa theo công dụng. Cụ thể thì các loại máy in sau phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục Xuất bản:
Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).
Máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.
Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
Các loại máy in nhiệt, máy in 3d, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu máy in
Thủ tục nhập khẩu máy in bao gồm một số bước như sau
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để có thể xin giấy phép nhập khẩu máy in thì cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy in cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chi tiết. Cụ thể như một số chứng từ theo quy định của Hải quan không thể thiếu là: Chứng từ làm thủ tục hải quan; Hợp đồng mua bán; Hóa đơn thương mại (Commercial invoice); Bản kê hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin)…
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in
Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu máy in nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông. (Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP; Catalogue của các thiết bị in; Bản sao giấy đăng ký kinh doanh
Bước 3: Chờ phản hồi từ cơ quan chính phủ
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in (kết quả như mẫu dưới đây); trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 4: Nộp hồ sơ thông quan hàng hoá cho hải quan
Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan lô hàng máy in nhập khẩu.
Căn cứ vào các thông tin trên bộ chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và phụ lục tờ khai (nếu có).
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể kê khai thông tin thông qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử. Sau khi hoàn thành thì nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Khi hoàn thành, sẽ phân luồng tờ khai để kiểm tra thực tế lô hàng theo mức độ. Doanh nghiệp sẽ nộp các khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn thành việc thông quan hàng hoá nhập khẩu.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Cấp bậc trong quân đội Việt Nam
Trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất 01...
Quy luật giá trị và ý nghĩa của quy luật giá trị trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ở đâu có trao đổi và sản xuất hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá...
Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền năm 2025?
Thực tế thấy được rằng vì những lý do khách quan hoặc chủ quan khác nhau mà những người điều khiển phương tiện giao thông trên đường có thể chạy quá tốc độ tối đa theo quy...
Ban chấp hành công đoàn cơ sở có bao nhiêu người?
Công đoàn cơ sở có doanh nghiệp có từ 10.000 đoàn viên trở lên, hoặc có các chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố thì được tăng thêm số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ...
Xem thêm