Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng
  • Chủ nhật, 08/10/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 265 Lượt xem

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp tiến hành tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh công ty.

Mã ngành nghề kinh doanh xây dựng

Kinh doanh xây dựng là việc tiến hành các hoạt động xây dựng vì mục đích lợi nhuận của thương nhân. Theo Phụ lục II Nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ) thì tùy vào hoạt động kinh doanh xây dựng cụ thể sẽ có mã ngành khác nhau như sau:

41-410: XÂY DỰNG NHÀ CÁC LOẠI

Ngành này gồm:

Hoạt động xây dựng hoàn chỉnh các khu nhà để ở hoặc không phải để ở, tự thực hiện hay trên cơ sở hợp đồng hoặc phí. Công việc này có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ. Các đơn vị chỉ thực hiện một số công đoạn của quy trình xây dựng được xếp vào ngành 43 (Hoạt động xây dựng chuyên dụng).

4101- 41010: Xây dựng nhà để ở

Nhóm này gồm:

– Xây dựng tất cả các loại nhà để ở như:

+ Nhà cho một hộ gia đình,

+ Nhà cho nhiều gia đình, bao gồm cả các toà nhà cao tầng.

– Tu sửa và cải tạo các khu nhà ở đã tồn tại.

Loại trừ:

– Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan);

– Quản lý dự án các công trình xây dựng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4102- 41020: Xây dựng nhà không để ở

Nhóm này gồm:

– Xây dựng tất cả các loại nhà không để ở như:

+ Nhà xưởng phục vụ sản xuất công nghiệp, ví dụ: nhà máy, xưởng lắp ráp…

+ Bệnh viện, trường học, nhà làm việc,

+ Khách sạn, cửa hàng, nhà hàng, trung tâm thương mại,

+ Nhà ga hàng không,

+ Khu thể thao trong nhà,

+ Bãi đỗ xe, bao gồm cả bãi đỗ xe ngầm,

+ Kho chứa hàng,

+ Nhà phục vụ mục đích tôn giáo, tín ngưỡng.

– Lắp ráp và ghép các cấu kiện xây dựng đúc sẵn tại hiện trường xây dựng;

Loại trừ:

– Cải tạo các công trình xây dựng đúc sẵn hoàn chỉnh từ các bộ phận tự sản xuất nhưng không phải bê tông, xem ngành 16 (Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện) và ngành 25 (Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị);

– Xây dựng các công trình công nghiệp, loại trừ công trình nhà được phân vào nhóm 42930 (Xây dựng công trình chế biến, chế tạo);

– Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan);

– Quản lý dự án các công trình xây dựng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

42: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT DÂN DỤNG

Ngành này gồm:

Xây dựng các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng, bao gồm xây mới, sửa chữa, mở rộng và cải tạo, lắp ghép các công trình đúc sẵn trên công trường và xây dựng các công trình tạm;

Xây dựng các công trình lớn như đường ô tô, đường phố, cầu, cống, đường sắt, sân bay, cảng và công trình thủy khác, hệ thống thủy lợi, công trình công nghiệp, đường ống và đường điện, khu thể thao ngoài trời…cũng nằm trong phần này. Các công việc này có thể tự thực hiện hay trên cơ sở phí hoặc hợp đồng; Một phần công việc và đôi khi là toàn bộ công việc có thể được thực hiện dưới dạng ký hợp đồng phụ với các nhà thầu khoán.

421: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

Nhóm này gồm:

– Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại đường khác và đường cho người đi bộ;

– Các công việc bề mặt trên đường phố, đường bộ, đường cao tốc, cầu, đường ngầm như:

+ Rải nhựa đường;

+ Sơn đường và các loại tương tự;

+ Lắp đặt rào chắn, biển báo giao thông và các loại tương tự;

– Xây dựng cầu, bao gồm cầu trên đường cao tốc;

– Xây dựng đường hầm;

– Xây dựng đường sắt và đường cho tàu điện ngầm;

– Xây dựng đường băng sân bay.

Loại trừ:

– Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện);

– Hoạt động kiến trúc được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc);

– Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4211- 42110: Xây dựng công trình đường sắt

Nhóm này gồm:

– Xây dựng đường sắt (bao gồm cả cầu đường sắt);

– Xây dựng hầm đường sắt;

– Xây dựng đường tàu điện ngầm

– Sơn đường sắt;

– Lắp đặt rào chắn, biển báo giao thông đường sắt và các loại tương tự.

Loại trừ:

– Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện);

– Hoạt động kiến trúc được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc);

– Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4212- 42120: Xây dựng công trình đường bộ

Nhóm này gồm:

– Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại đường khác và đường cho người đi bộ;

– Các công việc bề mặt trên đường phố, đường bộ, đường cao tốc, cầu, đường ngầm như:

+ Thi công mặt đường: rải nhựa đường, rải bê tông…

+ Sơn đường và các hoạt động sơn khác,

+ Lắp đặt đường chắn, biển báo giao thông và các loại tương tự,

– Xây dựng cầu, bao gồm cả cầu (không tính cầu đường sắt);

– Xây dựng hầm đường bộ;

– Xây dựng đường cho tàu điện ngầm,

– Xây dựng đường băng sân bay, sân đỗ máy bay.

Loại trừ:

– Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện).

– Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan);

– Quản lý dự án các công trình xây dựng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

422: Xây dựng công trình công ích

Nhóm này gồm:

– Xây dựng các mạng lưới đường ống vận chuyển, phân phối và các công trình, cấu trúc có liên quan:

+ Các đường ống với khoảng cách dài, mạng lưới truyền năng lượng và viễn thông,

+ Các đường ống, mạng lưới truyền năng lượng, viễn thông và các công trình phụ trợ ở thành phố,

– Xây dựng đường ống và hệ thống đường nước như:

+ Hệ thống thủy lợi (kênh),

+ Hồ chứa.

– Xây dựng các công trình cửa:

+ Hệ thống nước thải, bao gồm cả sửa chữa,

+ Nhà máy xử lý nước thải,

+ Trạm bơm,

+ Nhà máy năng lượng,

– Khoan nguồn nước.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4221- 42210: Xây dựng công trình điện

Nhóm này gồm:

– Xây dựng mạng lưới đường dây truyền tải, phân phối điện và các công trình, cấu trúc có liên quan như:

+ Đường dây, mạng lưới truyền tải điện với khoảng cách dài.

+ Đường dây, mạng lưới truyền tải điện, đường cáp điện ngầm và các công trình phụ trợ ở thành phố.

+ Trạm biến áp.

– Xây dựng nhà máy điện.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4222- 42220: Xây dựng công trình cấp, thoát nước

Nhóm này gồm:

– Xây dựng đường ống và hệ thống đường nước như:

+ Hệ thống thủy lợi (kênh).

+ Hồ chứa.

– Xây dựng các công trình cửa:

+ Hệ thống thoát nước thải, bao gồm cả sửa chữa.

+ Nhà máy xử lý nước thải.

+ Trạm bơm.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4223-42230: Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc

Nhóm này gồm:

– Xây dựng các mạng lưới cáp viễn thông, thông tin liên lạc và các công trình, cấu trúc có liên quan:

+ Các tuyến cáp, mạng lưới viễn thông.

+ Các tuyến cột, tuyến cống, bể để kéo cáp thông tin và các công trình phụ trợ.

– Xây dựng công trình đài, trạm thu phát sóng truyền thanh, truyền hình và các công trình có liên quan.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4229-42290: Xây dựng công trình công ích khác

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình xử lý bùn.

– Xây dựng các công trình công ích khác chưa được phân vào đâu.

Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

429: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình công nghiệp không phải nhà như:

+ Nhà máy lọc dầu,

+ Nhà máy hoá chất,

– Xây dựng công trình thủy như:

+ Đường thủy, cảng và các công trình trên sông, cảng du lịch (bến tàu), cửa cống…

+ Đập và đê.

– Hoạt động nạo vét đường thủy,

– Xây dựng đường hầm;

– Xây dựng công trình khác không phải nhà như: công trình thể thao ngoài trời.

Nhóm này cũng gồm: Chia tách đất với cải tạo đất (ví dụ đắp mở rộng đường, cơ sở hạ tầng công).

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4291-42910: Xây dựng công trình thủy

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình thủy như:

+ Đường thủy, cảng và các công trình trên sông, cảng du lịch (bến tàu), cửa cống…

+ Đập và đê.

– Hoạt động nạo vét đường thủy.

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4292-42920: Xây dựng công trình khai khoáng

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình công nghiệp khai khoáng không phải nhà như:

+ Nhà máy lọc dầu.

+ Công trình khai thác than, quặng…

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4293- 42930: Xây dựng công trình chế biến, chế tạo

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình công nghiệp chế biến, chế tạo không phải nhà như;

+ Nhà máy sản xuất hoá chất cơ bản, hóa dược, dược liệu và hóa chất khác.

+ Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Nhà máy chế biến thực phẩm,…

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

4299-42990: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

Nhóm này gồm:

– Xây dựng công trình khác không phải nhà như: công trình thể thao ngoài trời.

– Chia tách đất với cải tạo đất (ví dụ: đắp, mở rộng đường, cơ sở hạ tầng công…).

Loại trừ: Quản lý dự án liên quan đến xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng

Quý vị thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng theo các bước chúng tôi hướng dẫn như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

– Thông báo về sự thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

– Giấy ủy quyền cho các nhân, tổ chức khác thực hiện thay thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (nếu có)

– Các giấy tờ về chứng thực cá nhân của người được ủy quyền:

+ Nếu là công dân Việt Nam thì giấy tờ là chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) hoặc ngoài ra có thể thay thế bằng hộ chiếu Việt Nam (còn hiệu lực).

+ Nếu là người nước ngoài thì giấy tờ là hộ chiếu của chủ thể hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị thay thế cho hộ chiếu nước ngoài (còn hiệu lực).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề bổ sung ngành nghề kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư. Theo đó, có hai cách thức nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền này, cụ thể là:

– Nộp trực tiếp ở Phòng Đăng ký kinh doanh tại nơi công ty đặt trụ sở.

– Gửi hồ sơ qua hệ thống của cổng thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo website: www.dangkykinhdoanh.gov.vn.

Sau khi nộp xong hồ sơ, phía bên Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi lại giấy biên nhận cho bên doanh nghiệp.

Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả từ Phòng Đăng ký kinh doanh

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiến hành kiểm tra về tính hợp lệ của hồ sơ, theo đó xảy ra 2 trường hợp là:

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan sẽ thực hiện bổ sung và thay đổi thông tin của ngành, nghề kinh doanh trên cơ sở dữ liệu quốc gia – mục đăng ký doanh nghiệp.

– Nếu hồ sơ rà soát không hợp lệ thì trong vòng 3 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo doanh nghiệp cần phải  thực hiện việc sửa đổi, bổ sung tài liệu hồ sơ.

Đối với hình thức nhận kết quả có hai trường hợp:

– Trực tiếp nhận kết quả tại Sở kế hoạch đầu tư (nơi đã đăng ký nộp hồ sơ).

– Gián tiếp – thông qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho cơ quan, cá nhân khác thực hiện dịch vụ nhận hồ sơ thay.

Trường hợp doanh nghiệp có thể yêu cầu để được cấp xác nhận về việc bổ sung ngành nghề cho doanh nghiệp.

Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty  Luật Hoàng Phi

Công ty Luật Hoàng Phi với đội ngũ chuyên viên pháp lý cao cấp đã và đang thực hiện đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh cho nhiều tổ chức, cá nhân trên khắp toàn quốc. Chúng tôi đã và đang triển khai dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh trọn gói, chất lượng, với mức phí trong tầm tay sẽ hỗ trợ cho Quý khách hàng các nội dung:

– Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Tư vấn lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh đúng quy định pháp luật, tư vấn ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, ngành nghề yêu cầu bằng cấp chuyên môn…;
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
– Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề tại phòng đăng ký kinh doanh;
– Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
– Nhận giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới của công ty;
– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi thay đổi ngành nghề.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xây dựng. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi