Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 624 Lượt xem

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là?

Tác giả có Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả vô thời hạn.

Quyền tác giả ra đời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người sáng tạo và những người đầu tư chi phí, công sức để tạo ra một tác phẩm. Hiện nay, ở Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới quyền tác giả đối với tác phẩm là quyền phát sinh tự động. Vấn đề thời gian bảo hộ quyền tác giả cũng là một vấn đề được quan tâm bởi nó xác định thời hạn mà tác giả, chủ sở hữu có các độc quyền với tác phẩm.

Vậy pháp luật nước ta quy định Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

a) Các quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn:

 – Quyền đặt tên cho tác phẩm;

– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

– Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố;

– Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Các quyền nhân thân trên đây của tác giả được pháp luật bảo hộ vô thời hạn.

b) Quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn:

– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

– Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

– Thời hạn bảo hộ các quyền nhân thân xác định trên đây chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả

a) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó; Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (trừ trường hợp sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân, trích dẫn để giảng dạy trong nhà tường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại).

b) Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh (trừ trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, không phải trả thù lao).

Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định; Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả; Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả:

c) Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;

d) Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc hoặc tư vấn sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh nhất.

->>>> Tham khảo thêm: Tác phẩm là gì ?

->>>> Tham khảo thêm: Tác giả là gì ?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi