Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tác giả là gì? Tác giả còn được gọi là gì?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7807 Lượt xem

Tác giả là gì? Tác giả còn được gọi là gì?

Tác giả là chủ thể trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, tác giả có các quyền nhân thân và tài sản theo pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận.

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí của con người ngày càng tăng cao, đặc biệt là các giá trị về mặt tinh thần. Trong đó phải kể đến các tác phầm văn học nghệ thuật, sách, báo, âm nhạc, sân khẩu, điện ảnh…

Ngoài việc chú trọng về nội dung của tác phẩm thì công chúng còn chú ý đến người sáng tạo ra các tác phẩm đó, hay nói cách khác là tác giả của tác phẩm đó. Vậy Tác giả là gì? Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về quyền tác giả? Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả như thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề trên.

Tác giả là gì?

Tác giả là chủ thể trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, tác giả có các quyền nhân thân và tài sản theo pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận.

Hiện nay trong các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 chưa có quy định cụ thể về khác niệm “Tác giả là gì?”, do đó, định nghĩa trên đây mà chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo.

Hiện nay, việc coi pháp nhân có thể là tác giả hay không, không những có giá trị về mặt lý luận mà nó còn là cơ sở trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả trong thực tế thực thi quyền tác giả, nhất là đối với các tác phẩm được hình thành thông qua giao kết hợp đồng.

Công ước Berne không quy định pháp nhân có thể là tác giả hay không mà dành quyền cho các quốc gia: “Luật pháp quốc gia nơi sự bảo hộ được áp dụng có thẩm quyền quy định những ai là người hưởng quyền tác giả đối với các tác phẩm điện ảnh” (Điều 14.5.2.a). Như vậy có thể thấy Công ước Berne cho phép các quốc gia có thể coi pháp nhân là tác giả.

Trên thực tế, Điều 201(b) Luật Quyền tác giả của Hoa Kỳ quy định, pháp nhân có thể là tác giả trong trường hợp tác phẩm được hình thành thông qua hợp đồng giao kết nếu không có thỏa thuận khác. Điều 5 Luật Quyền tác giả của Anh quy định, quyền tác giả được tự động phát sinh kể từ thời điểm cá nhân hay pháp nhân sáng tạo nên tác phẩm. Khi coi pháp nhân có thể là tác giả, pháp luật quyền tác giả các quốc gia này đã nhấn mạnh đến bảo hộ yếu tố kinh tế của tác phẩm, mà ít quan tâm đến quyền tinh thần của tác giả (với nghĩa người trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm) đối với tác phẩm.

Ngược lại với quan điểm trên, pháp luật của một số quốc gia lại nhấn mạnh đến quyền tinh thần hay quyền nhân thân của tác giả, điển hình trong số này là pháp luật của Pháp về quyền tác giả. Trường phái này không coi pháp nhân là tác giả mà chỉ coi cá nhân mới là tác giả. Do tác phẩm phải mang “dấu ấn” cá nhân, điểm tạo nên sự khác biệt của cá nhân này với cá nhân khác, đặc biệt “dấu ấn” của mỗi cá nhân có thể thể hiện khác nhau trong những tác phẩm khác nhau và như vậy cũng tạo nên sự khác biệt giữa tác phẩm này với tác phẩm khác (kể cả các tác phẩm của cùng một tác giả). “Dấu ấn” này tồn tại vĩnh viễn, nó thuộc nhóm quyền nhân thân của mỗi cá nhân.

Pháp luật quyền tác giả trong trường hợp chỉ coi cá nhân mới là tác giả quy định thời hạn bảo hộ quyền nhân thân là vĩnh viễn. Pháp luật về quyền tác giả hiện hành của Việt Nam quy định chỉ có cá nhân mới có thể là tác giả. Điều 8 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP đã chỉ rõ:

– Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:

a) Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

b) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

c) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;

d) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

– Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.” Hệ quả pháp lý của quy định này được thể hiện: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên đối với tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là không thể chuyển giao và tồn tại vĩnh viễn.

Tác giả chỉ có thể từ chối tư cách là chủ sở hữu tác phẩm mà không thể hủy bỏ tác phẩm khi tác phẩm đã được công bố, nói một cách chính xác: Tác giả không thể hủy bỏ quyền nhân thân (không thể chuyển giao) của mình đối với tác phẩm khi nó đã được công bố, ngay cả trong trường hợp bản gốc của tác phẩm (bản định hình lần đầu của tác phẩm) không còn tồn tại.

Pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ cũng không định nghĩa thuật ngữ “đồng tác giả” mà mặc nhiên quan niệm trong trường hợp có từ hai tác giả trở lên cùng sáng tạo nên một tác phẩm thì họ là các đồng tác giả của tác phẩm đó. Quan niệm này chỉ điều chỉnh được mối quan hệ về quyền tài sản đối với tác phẩm giữa các đồng tác giả đối với trường hợp:

– Tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung duy nhất;

– Tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung theo phần, trường hợp này được điều chỉnh bởi Khoản 2 Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ: các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó. Quy định như trên là không phổ quát, bởi lẽ nó không thể điều chỉnh được quyền nhân thân đối với tác phẩm mà các ví dụ sau đây là minh chứng:

– Một bài thơ được công bố, sau đó một nhạc sỹ phổ nhạc cho bài thơ thành bài hát, giả định rằng tác giả bài thơ chỉ biết đến bài hát khi nó được công bố. Nếu coi bài hát (bao gồm phần nhạc và phần lời) là một tác phẩm đồng tác giả thì pháp luật không thể điều chỉnh được khi xảy ra tranh chấp về quyền nhân thân giữa các đồng tác giả, bởi lẽ ngoài việc mỗi đồng tác giả có các quyền nhân thân đối với phần riêng biệt của mình thì họ còn có quyền nhân thân chung đối với toàn bộ tác phẩm đồng tác giả:

– Tác giả của một bản nhạc không lời đã chết, một người viết thêm lời vào bản nhạc thành bài hát, nếu quan niệm như trên thì phải coi bài hát là một tác phẩm đồng tác giả vì đã có hai tác giả cùng sáng tạo nên một tác phẩm.

Tham khảo quy định về tác phẩm đồng tác giả trong Luật Quyền tác giả của Hoa Kỳ: “Tác phẩm đồng tác giả là tác phẩm được sáng tạo bởi hai hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh”, trong đó nhất thiết các đồng tác giả phải chủ ý cùng sáng tạo nên một tác phẩm chung.

Tác giả văn học là gì?

Tác giả văn học là người viết ra các tác phẩm văn học, bao gồm các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, tiểu luận, v.v. Tác giả văn học sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện khác để tạo ra các tác phẩm sáng tạo, thường là để giải trí, phê phán, hoặc mang tính giáo dục.

Việc viết văn học đòi hỏi tác giả có khả năng sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng viết tốt, cũng như khả năng thấu hiểu và diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ, tình huống và các khía cạnh khác của con người và thế giới xung quanh. Các tác phẩm văn học có thể trở thành những tác phẩm kinh điển, góp phần quan trọng trong văn hóa và nghệ thuật của một quốc gia hoặc thế giới.

Đồng tác giả là gì?

Đồng tác giả (co-author) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những tác giả đã cùng nhau viết một tác phẩm hoặc bài báo. Điều này có nghĩa là các tác giả đã chia sẻ việc viết, chỉnh sửa và hoàn thiện tác phẩm với nhau.

Trong các trường hợp đồng tác giả, tất cả các tác giả được ghi tên và công nhận bằng cách đưa tên của họ lên trên bìa sách, bài báo, hoặc trong các tài liệu khác liên quan đến tác phẩm. Trong một số trường hợp, tác giả chính (first author) có trách nhiệm chủ đạo trong việc viết và chỉnh sửa tác phẩm, trong khi các đồng tác giả khác thường đóng góp theo các cách khác nhau.

Việc trở thành đồng tác giả thường đòi hỏi sự hợp tác và thảo luận chặt chẽ giữa các tác giả, vì vậy, việc phân chia công lao và các quyền sở hữu trí tuệ cũng là một vấn đề quan trọng trong việc trở thành đồng tác giả.

Pháp luật Việt Nam quy định thế nào quyền tác giả?

Bên cạnh vấn đề “tác giả là gì?” thì Quyền tác giả cũng là vấn đề nóng được nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quan tâm hiện nay khi có các tác phẩm sáng tạo tại Việt Nam hay đăng ký tại Việt Nam.

Khi sáng tạo ra một tác phẩm nào đó thì tác giả sẽ có quyền đối với tác phẩm tác đó. Quyền tác giả sẽ cho phép tác giả quyết định mọi vấn đề liên quan của các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình tạo ra, nắm quyền sở hữu.

Tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định Quyền tác giảlà quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Tác giả có quyền đối với tác phẩm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định không phân biệt hình thức, chất lượng, nội dung, ngôn ngữ, phương tiện, đã đăng ký hay chưa đăng ký, đã công bố hay chưa công bố.

Tác phẩm là công sức sáng tạo của tác giả, là khả năng sáng tạo và vận dụng các kiến thức xã hội khác nhau của mỗi người. Khi sử dụng tác phẩm mà chưa được sự đồng ý, cho phép của tác giả thì người sử dụng tác phẩm trong trường hợp này được coi là vi phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cá nhân, tổ chức có vi phạm về quyền tác giả sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra và các quy định khác của pháp luật.

Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 cũng quy định về trường hợp các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả như:

– Các chương trình thời sự chỉ mang tính chất đưa tin thuần túy đến công chúng;

– Các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính; văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp; bản dịch chính thức của văn bản đó.

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả như thế nào?

Một tác phẩm muốn đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì phải được thể hiện trên một loại vật chất nhất nhất định và phải có tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc của tác phẩm tức là tác phẩm không phải do sao chép, bắt trước tác phẩm khác mà phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra.

Tác giả muốn đăng ký bảo hộ quyền tác giả cần chuẩn bị các nội dung sau:

– Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, hộ chiếu, địa chỉ hiện tại đang sinh sống;

– Thông tin chính xác về tác phẩm bao gồm: Tên gọi, tác phẩm đã công bố hay chưa, ngày công bố, tác phẩm do các tác giả sáng tác theo hợp đồng giữa chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả.

– Đối với quyền tác giả đối với phần mềm máy tính cần chuẩn bị:

+ Hai (02) bản mô tả sản phẩm cho 01 tác phẩm;

+ Hai (02) đĩa CD phần mềm tác phẩm;

+ Giấy cam đoan quyền sở hữu tác phẩm của tác giả;

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu;

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là công ty.

>>>>>>>> Tham khảo bài viết: Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

– Đối với tác phẩm viết cần thì chuẩn bị:

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là công ty;

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp có ủy quyền;

+ Giấy cam đoan quyền sở hữu tác phẩm của người nộp đơn.

– Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần chuẩn bị:

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Giấy cam đoan quyền chủ sở hữu tác phẩm của người nộp đơn.

Thời gian để cơ quan có thẩm quyền thực hiện là 15 ngày làm việc theo giờ hành chính.

Để được hỗ trợ thêm các thông tin như tác giả là gì, thủ tục đăng ký quyền tác giả theo quy định pháp luật, Quý vị có thể liên hệ hotline hỗ trợ của chúng tôi là 0981.378.999, trân trọng!

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi