• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 743 Lượt xem

Thế nào là ý thức pháp luật?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thế nào là ý thức pháp luật? Vai trò của ý thức pháp luật.

Khái niệm ý thức pháp luật 

Việc xác lập các quan hệ pháp luật, tức là xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể; việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó trong thực tế thông qua hành vi nhất định của các chủ thể được tiến hành như thế nào, ở một mức độ rất quan trọng, phụ thuộc vào thái độ chủ quan của con người đối với pháp luật, tức là ý thức pháp luật của con người trong xã hội. Là biểu hiện thái độ chủ quan của con người đối với pháp luật, ý thức pháp luật được hiểu là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm, thái độ, sự hiểu biết của con người đối với pháp luật hiện hành cũng như đối với tinh thần chung của pháp luật nhà nước, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức. 

Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, nó ra đời thay đổi cùng với pháp luật tức là khi xã hội đã phân chia thành giai cấp. Cũng như ý thức xã hội nói chung, ý thức pháp luật gắn liền với tồn tại xã hội, được quyết định bởi tồn tại xã hội. Mỗi một kiểu nhà nước và pháp luật trong lịch sử đều có một hệ thống ý thức pháp luật tương ứng với nó. 

Những ý thức pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó. Ý thức pháp luật có thể lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Một kiểu nhà nước và pháp luật tương ứng với một phương thức sản xuất với nó đã bị thủ tiêu, nhưng ý thức pháp luật của nó vẫn có thể tồn tại dai dẳng trong xã hội mới. 

Ý thức pháp luật cũng có thể tiến bộ hơn tồn tại xã hội. Những tư tưởng pháp luật, đặc biệt là những tư tưởng khoa học pháp lý của các lực lượng tiến bộ đang cầm quyền có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển một nền pháp luật tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Vai trò của ý thức pháp luật 

– Ý thức pháp luật trước hết là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước. Hệ thống pháp luật nhà nước bao giờ cũng được xây dựng trên cơ sở một chế độ kinh tế – xã hội nhất định, phản ánh nhu cầu và xu hướng phát triển của chế độ kinh tế – xã hội đó. Vì vậy nhà nước, với tư cách là người trực tiếp sáng tạo pháp luật trước hết phải nhận thức được những đòi hỏi khách quan đó của đời sống kinh tế – xã hội thực tiễn, những yêu cầu mới đặt ra trong quá trình phát triển của kinh tế – xã hội để phản ánh kịp thời vào trong pháp luật. Có như vậy pháp luật mới có tác dụng thúc đẩy, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế – xã hội mới phát triển. Việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đồng thời mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nhà nước, trước hết là các cơ quan trực tiếp xây dựng pháp luật phải nhận thức được những đòi hỏi mới đó để xây dựng và hoàn thiện nền pháp luật đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 

– Ý thức pháp luật quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật. Pháp luật chỉ có thể đi vào cuộc sống, trở thành cơ sở cho ứng xử của con người khi con người có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ pháp luật. 

Trong xã hội ta hiện nay, ý thức pháp luật thích ứng với tính chất của nhà nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một nền pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân lao động, ý chí của đa số người trong xã hội.

Trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền, pháp luật có vị trí tối thượng, ý thức pháp luật giữ vị trí thống trị, là ý thức xã hội chủ đạo trong hệ thống ý thức xã hội. Tuy nhiên, những tàn tích của ý thức p luật phong kiến, tư sản, cũng như ý thức pháp luật người tiểu nông, sản xuất nhỏ chưa phải đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Vì vậy, đi đôi với việc giáo dục ý thức pháp luật mới xã hội chủ nghĩa, việc đấu tranh để xóa bỏ ý thức pháp luật cũ là một mặt quan trọng của việc hoàn thiện nền pháp luật, củng cố trật tự pháp luật trong xã hội. 

– Ý thức pháp luật cũng là nhân tố đảm bảo áp dụng pháp luật đúng đắn và có hiệu quả. Việc áp dụng đúng đắn quy định chung của một quy phạm pháp luật vào một vụ việc cụ thể đòi hỏi một mặt phải giải thích, làm sáng tỏ nội dung, mục đích, ý nghĩa của quy phạm pháp luật ấy, mặt khác cũng phải phân tích, nắm vững những tình tiết của từng trường hợp, tình huống cụ thể của thực tiễn sinh động phong phú. Tất cả những điều đó chỉ có thể đạt được nếu những người trực tiếp áp dụng pháp luật có kiến thức pháp luật chuyên sâu và ở trình độ cao.

Bồi dưỡng, giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật 

Cũng như ý thức xã hội nói chung, ý thức pháp luật tồn tại và phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh tế – xã hội khách quan nhất định và gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước. Tuy nhiên, những hoạt động tổ chức thực tiễn cụ thể để nâng cao ý thức pháp luật vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mà trong đó việc bồi dưỡng, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp trong xã hội, từ trong cơ quan Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, từ cán bộ công chức khi thực hành công vụ, nhiệm vụ, người hoạt động kinh doanh cho đến từng công dân có vai trò to lớn.

Tất cả những điều đó nhắm đến việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý trong xã hội. Nghị quyết của Chính phủ số 61/2007/NĐ/NQ CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 về việc phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã đề ra những công việc chủ yếu trong việc nâng cao ý thức pháp luật trong thời kỳ mới của sự phát triển đất nước. Nghị quyết nhấn mạnh những công việc chủ yếu là: 

– Đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng trong xã hội dẫn đến hình thành lối sống tôn trọng pháp luật. 

– Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức. Nâng cao kiến thức pháp lý và ý thức pháp luật nói chung của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức xã hội.

– Đẩy mạnh việc giảng dạy pháp luật trong nhà trường ở tất cả các cấp học. 

– Mở rộng công khai dân chủ, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng các dự án luật, thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội. 

– Tăng cường đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật, chống tham nhũng trong các cơ quan công quyền, bảo vệ trật tự pháp luật, các quyền tự do dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi