Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Thay đổi mã quyền lợi cho người có công với cách mạng từ HT3 sang HT2
  • Thứ năm, 14/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5147 Lượt xem

Thay đổi mã quyền lợi cho người có công với cách mạng từ HT3 sang HT2

Kính chào Luật Hoàng Phi, tôi là thương binh hiện đang hưởng bảo hiểm y tế là HT3, hiện nay tôi nghe có thông tin đổi thẻ bảo hiểm y tế sang HT2. Xin hỏi điều kiện và thủ tục đổi thẻ được pháp luật hiện nay quy định như thế nào?

Câu hỏi:

Kính chào Luật Hoàng Phi, tôi là thương binh hiện đang hưởng bảo hiểm y tế là HT3, hiện nay tôi nghe có thông tin đổi thẻ bảo hiểm y tế sang HT2. Xin hỏi điều kiện và thủ tục đổi thẻ được pháp luật hiện nay quy định như thế nào?

Trả lời:

Thay đổi mã quyền lợi cho người có công với cách mạng từ HT3 sang HT2

Thay đổi mã quyền lợi cho người có công với cách mạng từ HT3 sang HT2

Với câu hỏi thuộc lĩnh vực bảo hiểm y tế, Luật Hoàng Phi xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH thì người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng  do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng có mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế là HT

Thứ hai, đối chiếu với Phụ lục 01 Kèm theo Công văn số 4996/BHXH-CSYT  thì mức hưởng của mã đối tượng HT nêu trên là mức 3. 

Theo quy định tại Mục 2 của Công văn số 4996/BHXH-CSYT trên thì việc chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT được quy định như sau:

“Chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT

a) Người có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 3 hoặc số 4 được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 2 trong các trường hợp sau:

Có một trong các loại giấy tờ xác nhận là người có công với cách mạng: Bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng, Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện, Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần) theo Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Đối với Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước quy định tại Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh được xác nhận theo Khoản 7, Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP.

– Thanh niên xung phong theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến: có hồ sơ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10/7/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg; Quyết định hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc một lần.

– Đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTgngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc: có hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 25/01/2012 của Liên Bộ Quốc phòng – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;

– Có một trong các loại giấy tờ xác nhận là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ gồm: Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ hoặc Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

– Có một trong các loại giấy tờ hợp pháp xác nhận là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo (Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi có đối tượng cư trú).

b) Người có thẻ BHYT mang mã quyền lợi số 4 được chuyển đổi lên mã quyền lợi số 3 nếu có giấy tờ hợp pháp xác định là thân nhân người có công (trừ trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ).

BHXH các tỉnh có trách nhiệm rà soát hồ sơ, dữ liệu và chuyển đổi mã quyền lợi BHYT trong các trường hợp nêu trên, thanh toán trực tiếp phần chi phí chênh lệch giữa mức hưởng cũ và mới cho người bệnh có thẻ BHYT (nếu có).

Vì vậy, bác hoàn toàn có thể chuyển quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế của mình từ HT3 sang HT2 nếu như bác có giấy chứng nhận thương binh của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi