Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 307 Lượt xem

Thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An

Thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An như thế nào? sẽ được Luật Hoàng Phi tư vấn trong nội dung bài viết này

Bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục Thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

>>>>> Tham khảo thêm: Thủ tục Thành lập Công ty tại Nghệ An

Vị trí địa lý huyện Tân Kỳ

– Tân Kỳ là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 90 km, huyện lỵ là thị trấn Tân Kỳ. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. 

– Địa hình đồi, xen kẽ núi thấp, đất đỏ vàng đồi núi, điểm cao nhất là đỉnh Phu Loi (1100 m), có sông hiếu chảy qua, huyện có diện tích 729,2 km², dân số năm 2019 là 147.257 người, mật độ dân số đạt 202 người/km².

– Huyện Tân Kỳ có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp; Phía nam và đông nam giáp với huyện Đô Lương; Phía tây và tây nam giáp huyện Anh Sơn; Phía đông và đông bắc giáp huyện Yên Thành và huyện Nghĩa Đàn.

– Huyện Tân Kỳ có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Kỳ (huyện lỵ) và 21 xã: Đồng Văn, Giai Xuân, Hương Sơn, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Nghĩa Bình, Nghĩa Đồng, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hành, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Hợp, Nghĩa Phúc, Nghĩa Thái, Phú Sơn, Tân An, Tân Hợp, Tân Hương, Tân Long, Tân Phú, Tân Xuân, Tiên Kỳ.

– Tân Kỳ tự hào có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua, nổi bật nhất là Cột mốc số 0, điểm đầu của con đường anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? vừa là câu hỏi phổ biến, vừa là việc đầu tiên cần giải quyết khi bạn có ý định thành lập công ty.

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng bởi vì nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Về cơ bản những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp đó là uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng, khả năng huy động vốn, rủi ro đầu tư, tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2020 có 5 loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần.

Nắm được ưu nhược điểm của mỗi hình thức qua đó có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập công ty. Nếu còn thắc mắc nào hoặc chưa tự tin lựa chọn hình thức doanh nghiệp để thành lập hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi chúng tôi để được tư vấn.

Ưu điểm, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệpƯu điểmNhược điểm
Doanh nghiệp tư nhân– Do DNTN chỉ do 1 cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu được toàn quyền trong việc quyết định mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp;

– Vốn của doanh nghiệp cho chủ sở hữu tự đăng ký và không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp (Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020).

– Vì chế độ chịu trách nhiệm của DNTN là vô hạn nên có thể dễ dàng có được lòng tin từ khách hàng và các đối tác hơn (khách hàng hạn chế được tối đa rủi ro khi hợp tác.

– DNTN ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật hơn, có thể kiểm soát được rủi ro vì chỉ có duy nhất một người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Vì DNTN chỉ có một cá nhân làm chủ, không có sự liên kết góp vốn; khó có thể đáp ứng ngay nhu cầu cần có vốn lớn để kinh doanh. Và cũng chính vì chỉ có một người duy nhất nên dễ xảy ra quyết định một chiều; thiếu tính khách quan.

– Việc DNTN không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào (Khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020) cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

– Chủ sở hữu DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh, chủ DNTN khác (Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020)

– DNTN không có tư cách pháp nhân nên không được tự mình thực hiện một số giao dịch mà pháp luật quy định.

– Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DNTN.

– Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều ngày có nghĩa là nếu tài sản của công ty không đủ để trả các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác thì chủ sở hữu sẽ phải dùng tài sản riêng của mình để giải quyết các khoản nợ này ngay cả khi công ty đã tuyên bố phá sản.

Công ty hợp danh– Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

– Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít. Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

– Thành viên hợp danh thường là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao. Tạo sự tin cậy cho đối tác.

– Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.

– Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

– Có tư cách pháp nhân nên công ty hợp danh được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.

– Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

– Các thành viên hợp danh cùng là người đại diện theo pháp luật của công ty và cùng tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty nên nếu không thống nhất được ý kiến sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

– Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.

– Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm.

– Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân nên dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không độc lập trong việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

Công ty cổ phần– Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao;

– Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công ty cổ phần có;

– Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất;

– Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

– Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề;

– Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu;

– Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;

– Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.

– Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích;

– Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;

– Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán.

Công ty TNHH một thành viên– Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn;

– Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên;

– Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty nên hạn chế được rủi ro của chủ sở hữu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu còn có thể tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên (trong đó bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

– Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty;

– Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách góp thêm vốn của chủ sở hữu; huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác hoặc phát hành trái phiếu.

– Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty TNHH MTV khắt khe hơn so với DNTN;

– Bị hạn chế trong việc huy động vốn bởi công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phiếu;

– Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên– Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên;

 – Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp công ty nên hạn chế được rủi ro của thành viên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Có nhiều chủ sở hữu hơn DNTN và công ty TNHH MTV nên có thể có nhiều vốn hơn. Do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh. Các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau. Họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị;

 – Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới hoặc phát hành trái phiếu;

– Chế độ chuyển nhượng và mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Nên có thể tránh được tình trạng người lạ hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.

– Số lượng thành viên bị hạn chế từ 02 đến 50 thành viên;

– Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đều phải thông báo với cơ quan Đăng ký kinh doanh;

– Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn so với DNTN, công ty hợp danh;

– Việc công ty TNHH 2TV trở lên không được phát hành cổ phần là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ gồm những gì?

Thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An, theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ thành lập doanh nghiệp đối với mỗi loại hình sẽ là khác nhau, cụ thể:

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

+ Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; 

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; 

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên.

+ Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nộp hồ sơ thành lập công ty tại huyện Tâm Kỳ ở đâu?

– Khi Thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An sẽ tiến hành nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Các bước thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Đây là một trong những bước đầu tiên và rất quan trọng, sau khi đã xác định được loại hình để Thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ, Nghệ An thì sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty

–  Tiếp đó cần mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố.

– Luật có quy định phải là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp trực tiếp nếu trường hợp người nộp là người khác thì phải được chủ sở hữu doanh nghiệ hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho đi nộp. 

– Đối với người được ủy quyền thì phải mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ

– Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. 

– Nếu như hồ sơ còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.

Bước 4: Làm con dấu pháp nhân

Bước 5: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

– Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận tại sở kế hoạch đầu tư  thì doanh nghiệp phải được đăng trên công thông tin doanh nghiệp của sở kế hoặc đầu tư. 

– Nội dung bao gồm: Tên của doanh nghiệp; địa chỉ của trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh; đối với công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh thì cần phải có thông tin về vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định; nơi đăng ký kinh doanh.

Lý do nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại huyện Tân Kỳ do Luật Hoàng Phi cung cấp

Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ đại diện cho quý khách hàng để hoàn tất mọi thủ tục liên quan đến việc thành lập công ty, để đảm bảo công ty của khách hàng có thể thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh theo đúng quy định. Cụ thể như:

+ Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty;

+ Thay mặt công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

+ Khắc con dấu công ty;

+ Đại diện doanh nghiệp thực hiện làm bảng hiệu công ty.

+ Giúp doanh nghiệp mua chữ ký số và tiến hành thông báo phát hành hóa đơn.

+ Thay mặt doanh nghiệp đăng ký, nộp tờ kê khai thuế ban đầu một cách đầy đủ.

+ Tư vấn doanh nghiệp về thời hạn và cách thức góp vốn vào công ty sau khi thành lập và những thủ tục liên quan khác,..

– Chúng tôi cam kết mang lại những lợi ích, giá trị vượt trội cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty, mọi vấn đề pháp lý của khách hàng sẽ được chúng tôi giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật với chi phí tối ưu nhất. Hãy liên hệ cho chúng tôi theo số 0981378999 để được tư vấn chi tiết hơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi