Trang chủ Chưa được phân loại Thủ tục thành lập công ty dịch thuật như thế nào?
  • Thứ năm, 23/11/2023 |
  • Chưa được phân loại |
  • 1149 Lượt xem

Thủ tục thành lập công ty dịch thuật như thế nào?

Luật Hoàng Phi cung cấp Dịch vụ Thành Lập Công Ty Dịch Thuật tại Việt Nam, khi có nhu cầu thành lập công ty hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết quy trình, thủ tục.

Thời đại kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, những cuộc hợp tác giữa những đợn vị trong và ngoài nước cũng vì thế mà phát triển và trở nên phổ biến hơn. Chính vì vậy, nhu cầu tìm đến những đơn vị dịch thuật có chuyên môn để dịch thuật các tài liệu, hợp đồng,… cũng tăng lên. Và, các công ty dịch thuật cũng phát triển.

Vậy để thành lập công ty dịch thuật thì cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào? Cần phải thực hiện những bước ra sao? Nếu Quý vị chưa biết rõ thì hãy để luật Hoàng Phi giúp đỡ quý khách tìm hiểu kĩ càng bằng bài viết dưới đây.

Dịch thuật là gì?

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm 2 việc, việc đầu tiên là nhận văn nguồn, luận giải ý nghĩa của đoạn văn này trong một ngôn ngữ nào đó và sau đó sẽ tiến hành chuyển văn nguồn sang một ngôn ngữ khác, tạo thành một đoạn văn mới tương đương (được gọi bản dịch). Kinh doanh dịch thuật chính là mô hình cung cấp đến cho khách hàng có nhu cầu sử dịch dịch vụ dịch thuật tương ứng.

Một số ngành kinh doanh dịch thuật phổ biến hiện nay

– Dịch nói: dịch 1:1, dịch trong cuộc nói chuyện trực tiếp .

– Dịch văn bản: dịch thuật trên 1 văn bản văn nguồn được đối tác cung cấp.

Điều kiện thành lập công ty dịch thuật  thế nào?

Ngành kinh doanh dịch vụ dịch thuật là ngành kinh doanh không có điều kiện vì không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư năm 2014, tuy nhiên, để thành lập được công ty dịch thuật cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Thứ nhất: Về tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó: 

– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ngoài ra, công ty có thể có tên nước ngoài, tên viết tắt.

Thứ hai: Về trụ sở công ty

Thông tin trụ sở phải được xác định rõ thôn, xóm, số nhà, đường, phố, phường, xã, quận, huyện, tỉnh hay thành phố. Trụ sở chính trong thủ tục thành lập công ty phải có quyền sử dụng hợp pháp nhằm mục đích kinh doanh. Quý vị sẽ phải là chủ sở hữu địa điểm đăng kí trụ sở hoặc trường hợp trụ sở chính là địa điểm thuê, mượn cần phải có hợp đồng theo đúng quy định, địa điểm này có mục đích sử dụng để hoạt động thương mại.

Thứ ba: Về vốn công ty

Công ty được tự do lựa chọn số vốn, loại tài sản góp vốn, tỷ lệ góp vốn của các thành viên theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, vốn sẽ có ảnh hưởng đến các nghĩa vụ tài chính của thành viên góp vốn và công ty, Quý vị cần có sự lưu ý tìm hiểu quy định pháp luật.

Thứ tư: Người đại diện theo pháp luật

– Người đại diện theo pháp luật phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp công ty chỉ có một người đại diện nhưng phải xuất cảnh khỏi Việt Nam sẽ phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác.

– Người đại diện có quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch của công ty. Đồng thời là đại diện cho công ty trước pháp luật.

– Có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật đối với công ty TNHH và Công ty Cổ phần.

Thứ năm: Về nhân sự công ty

Theo Điều 27, 28 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ thì:

Điều 27. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật

1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.

2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.

3. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.

Thành lập công ty dịch thuật theo mã ngành nghề nào?

Quý vị tham khảo mã ngành nghề dịch thuật sau :

Mã ngành cấp 4: 7490 –  Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu;
Chi tiết: Hoạt động phiên dịch.

Ngoài ra, có thể bổ sung các ngành, nghề có liên quan khi thành lập công ty để có thể thuận tiện hoạt động sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hạn chế bổ sung ngành, nghề.

Thủ tục thành lập công ty dịch thuật

Để tiến hành thành lập công ty dịch thuật, cần phải thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Soạn hồ sơ

Tùy vào loại hình doanh nghiệp Quý vị lựa chọn, giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau, tuy nhiên, thông thường, hồ sơ gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;

– Các giấy tờ, tài liệu khác trong trường hợp cụ thể.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng) theo một trong các phương thức, cụ thể:

– Qua mạng thông tin điện tử (hình thức được sử dụng phổ biến hiện nay)

– Qua dịch vụ bưu chính.

– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu hồ sơ hợp lệ)

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp, trường hợp lệ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

– Đối với trường hợp đăng ký trực tiếp:

Đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn ba ngày làm việc. Người sử dụng không phải thanh toán lại khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng không được chấp thuận người sử dụng sẽ được hoàn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đã nộp theo quy định.

– Đối với hồ sơ có thanh toán phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, sau khi hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận được email phát hành biên lai điện tử.

Bước 4: Công bố thông tin thành lập doanh nghiệp, công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Bước 5: Thực hiện các công việc cần thiết sau khi thành lập công ty

Quý vị cần lưu ý thực hiện các thủ tục sau đây để giúp doanh nghiệp đi vào hoạt động thực tế:

– Làm dấu doanh nghiệp;

– Treo biển hiệu, bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty

– Đăng ký chữ ký điện tử

– Mở tài khoản ngân hàng

– Khai thuế ban đầu

– Kê khai và nộp lệ phí môn bài

– Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

– Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

– Hoàn thiện góp vốn trong trường hợp chưa góp đủ số vốn đã cam kết hoặc điều chỉnh mức vốn cho phù hợp nếu không góp đủ trong thời hạn luật định;…

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thành lập công ty dịch thuật hàng đầu

Hướng đến mục tiêu mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty, Luật Hoàng Phi luôn luôn nỗ lực phát triển, hoàn thiện từng ngày. Hiên nay, công ty đã có đến 6 năm kinh nghiêm tư vấn, hỗ trợ giải quyết rất nhiều các vẫn đề liên quan đến pháp lý ở tất cả các lĩnh vực cùng với đó chúng tôi còn đang sở hữu 1 đội ngũ nhân viên đông đảo, trẻ trung, có trình độ chuyên môn cao luôn luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty 24/24h. Hãy đến với chúng tôi nếu gặp phải các vấn đề pháp lý rắc rối, Hoàng Phi sẽ giải quyết giúp bạn ngay…

Địa chỉ liên hệ:

Văn phòng đại diện tại HN: Phòng 301, Tòa nhà F4, Số 112 phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Tel: 024.62852839

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Văn phòng tại khu vực tp. HCM: Phòng A- C2 Tầng 12, Block A, Tòa nhà Sky Center, số 10 Phổ Quang, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Tel: 028.73090.686

Email: lienhe@luathoangphi.vn

HOTLINE: 0981.393.686 – 0981.393.868

Xem thêm: Thành lập Công ty giá rẻThành lập Công ty tại Hà Nội

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu cho tấm nhựa ốp tường

Theo quy định thời gian thực hiện đăng ký nhãn hiệu sẽ mất khoảng 12 - 14 tháng, tuy nhiên, thực tế, thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ kéo dài trung bình từ 18 - 24 tháng, thậm chí thời gian này có thể kéo dài hơn do hồ sơ vướng...

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho kem đánh răng

Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thành công sẽ bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi xâm hại tới sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền của chủ thể khác như các hành vi làm giả, sao chép làm nhái sản phẩm của đối thủ cạnh...

Đăng ký nhãn hiệu cho nước tăng lực

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nước tăng lực nói riêng muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật Sở hữu trí...

Không đổi biển xe cũ sang biển số định danh có bị phạt không?

Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành...

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan là gì? Điều kiện thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan có tên đầy đủ là chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, là chứng chỉ do Tổng cục Hải quan cấp cho người thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi