Trang chủ Thông tin cần biết Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại
  • Thứ sáu, 24/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 2065 Lượt xem

Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Khá nhiều các văn phòng thừa phát lại xuất hiện ở các tỉnh thành trên cả nước. Vậy Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại là gì là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại đến Khách hàng.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Để nắm rõ Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại thì cần hiểu về văn phòng thừa phát lại là gì. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Ngoài ra, theo căn cứ quy định tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Như vậy Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Đặc điểm của Văn phòng thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại có những đặc điểm cơ bản như sau:

+ Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau.

+ Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

+ Văn phòng thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại

Sau khi đã hiểu về văn phòng thừa phát lại và đặc điểm của văn phòng thì chúng tôi xin đưa ra Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại để bạn đọc nắm rõ.

Thứ nhất: Văn phòng thừa phát lại thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Để tránh xảy ra sai xót,  Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp có thể ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt văn bản. Theo đó, tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt. Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Ngoài ra, các văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.

Thứ hai: Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi và được dung làm  nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

Để đảm bảo việc lập vi bằng diễn ra thuận lợi thì trước hết chủ thể có nhu cầu cung cấp các giấy tờ liên quan để chuẩn bị lập vi bằng đến Thừa phát lại tại Văn phòng họ làm việc. Sau khi nhận được yêu cầu hai bên sẽ trao đổi cụ thể thông tin và nếu đi đến kết luận chung là có thể lập vi bằng. Những nội dung 02 bên thỏa thuận cần đảm bảo theo quy định Điều 38 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau:

“ 1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với trưởng văn phòng thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nội dung vi bằng cần lập;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Chi phí lập vi bằng;

d) Các thỏa thuận khác (nếu có).

2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản”.

Sau khi thỏa thuận về thủ tục lập vi bằng thì chủ thể có yêu cầu cần thông báo rõ ràng cho Thừa phát lại địa điểm, thời gian,… để đảm bảo công việc được thực hiện. Khi lập vi bằng, các Thừa phát lại sẽ sao thành 03 bản có giá trị tương đương nhau. Một bản sẽ được giao cho khách hàng (người yêu cầu lập vi bằng). Một bản gửi đến Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp thuộc tỉnh/thành phố nơi có chế định Thừa phát lại và một bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định. 

Khách hàng cũng đồng thời phải thanh toán theo các thỏa thuận đã ghi trong vi bằng cùng các chi phí phát sinh khác.

Thứ ba: Chức năng xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án các cấp theo yêu cầu của khách hàng. Việc điều tra xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện bởi các Thừa phát lại khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc trực tiếp. Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại.Trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ nội dung cần xác minh.

 Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định  xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Các đối tượng xác minh: Thừa phát lại áp dụng các biện pháp nghiệp vụ truy tìm, điều tra, xác minh tài sản của người phải thi hành án gồm: Động sản (xe máy, ô tô, tàu thủy,  xà lan, xe cộ, tàu thuyền…..); bất động sản, giấy tờ có giá trị (nhà và đất, Sổ tiết kiệm, cổ phiếu…….), tài khoản tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng, vốn góp tại Công ty, lương, tài sản có được do thừa kế, hôn nhân, ly hôn, cho vay….. làm căn cứ để Thừa phát lại có biện pháp kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, tư vấn, thực hiện việc thu hồi tài sản trả lại cho người được thi hành án nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ tư: Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. 

Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Khi tổ chức thực hiện thi hành án, Thừa phát lại có thẩm quyền như một chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự. 

Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quyết định thi hành án có các nội dung:

a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;

b) Ngày, tháng, năm ra văn bản;

c) Nội dung yêu cầu người phải thi hành án thi hành;

d) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.

Quyết định thi hành án phải được gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tại nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành.

Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Luật Thi hành án dân sự. Thừa phát lại có quyền phong tỏa các tài khoản; tạm giữ tài sản; giấy tờ của đương sự, tạm dừng việc đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản… và các biện pháp cưỡng chế thi hành khi thấy cần thiết Khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên.

Sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án, Thừa phát lại có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quy định tại Luật thi hành án dân sự.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến Thẩm quyền văn phòng thừa phát lại thuộc mục thừa phát lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 của Luật Hoàng Phi để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi