Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Thẩm quyền phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1760 Lượt xem

Thẩm quyền phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng

Tình hình dịch bệnh Covid đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Số lượng người nhiễm covid tăng lên theo từng ngày. Hiện nay, ở Việt Nam, theo trang thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp covid-19 của Bộ Y tế, tổng số ca mắc covid đã lên đến 3.756 người.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, việc đeo khẩu trang là cần thiết và cực kỳ quan trọng . Để nhắc nhở người dân nghiêm túc thực hiện việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, chính quyền đã đưa ra những chế tài cụ thể  để trừng phạt cũng như răn đe những hành vi làm trái pháp luật không đeo khẩu trang ở nơi công cộng.  Vậy ai có Thẩm quyền phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về tình hình dịch bệnh covid 19 hiện nay

– Về virus Corona (COVID-19)

Corona (COVID-19) hay còn gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và nhiều nơi khác trên toàn thế giới. Có thể thấy gần đây, Ấn Độ là một trong những điểm dịch và có số lượng ca tử vong do covid 19 khá lớn.

Virus này có khả năng lây lan từ người sang người.. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ.

Ngày 31/1/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch virus COVID-19 là tình trạng y tế KHẨN CẤP TOÀN CẦU

Ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra tại Việt Nam

– Về tình hình dịch bệnh covid 19

Việt NamTổng ca nhiễm
161.851.664
Đang nhiễm
18.805.468
Khỏi
139.687.043
Tử vong
3.359.153
Thế giớiSố ca nhiễm
3.756
Đang điều trị
1.060
Khỏi
2.657
Tử vong
35

Có thể thấy tình hình dịch bệnh covid 19 khá phức tạp. Bởi vậy việc thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc để phòng tránh cũng như bảo vệ cho gia đình và người thân khỏi nguy cơ bị nhiễm covid 19 là hết sức quan trọng. Hiện nay vẫn có một bộ phận người chủ quan, xem nhẹ tình hình mà không thực hiện các nguyên tắc phòng trách covid 19. Và một trong những nguyên tắc đó là đeo khẩu trang. Vậy ai cóThẩm quyền phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Ai có Thẩm quyền phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng?

Thẩm quyền phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng, căn cứ điều điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị phạt mức 1 triệu đến 3 triệu đồng. Cụ thể như sau:

“ Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

Có thể thấy, đối hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng trong dịch bệnh covid hiện nay, đây là hành vi thuộc nhóm vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch, thuộc mục viphạm hành chính về y tế dự phòng. Tại chương III Nghị định 117/2020/NĐ-CP đã quy định khá cụ thể về người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Vậy, Căn cứ Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người cóThẩm quyền phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng, bao gồm những người sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: xã, huyện, tỉnh. Cụ thể theo điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

“ Điều 103. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”

Chánh Thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành,…

Cụ thể, theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 104 Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định như sau:

“ Điều 104. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra

[…] 2. Chánh Thanh tra cấp Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra cấp Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”

Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.

Theo khoản 3, khoản 4 điều 108 nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Điều 108. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng

[…] 3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chínhvà khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”

Ngoài ra còn có những người có thẩm quyền như:

Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển; Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển; Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Dịch bệnh covid không biến mất hoàn toàn mà nó vẫn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta.Nếu chúng ta tuân thủ các quy tắc an toàn như; đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay sát khuẩn thường xuyên thì chúng ta có thể phòng tránh được nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngược lại, nếu không tuân thủ thì rất có thể sẽ bị xử phạt hành chính bởi những người có thẩm quyền. Mất tiền là một chuyện nhưng hơn thế nữa, chúng ta có thể bị lây nhiễm covid 19 hoặc vô tình lây nhiễm covid 19 cho người khác. Vậy chúng ta phải nên nhớ, luôn đeo khẩu trang nơi công cộng trong dịch bệnh covid hiện nay để tránh mất tiền và cũng phòng tránh được dịch bệnh covid 19.

Trên đây là bài viết về Thẩm quyền phạt lỗi không đeo khẩu trang nơi công cộng, hy vọng rằng bài viết này giúp bạn hiểu thêm về những ai có  thẩm quyền xử phạt đối với lỗi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, cũng như hiểu thêm về tình hình dịch bệnh covid 19.

Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi