Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2669 Lượt xem

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Hiện nay khi các trang mạng xã hội phát triển, đường truyền internet không còn là một dịch vụ khó khăn nữa, là những mối quan hệ xuyên quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều.

Do đó, nhu cầu kết hôn của công dân giữa các quốc gia đang được gia tăng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những thủ tục cơ bản, những khái niệm cần biết khi tiến hành đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài

Kết hôn là là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân, được tiến hành theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình, hộ tịch,…

Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài: Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam (bao gồm công dân nước ngoài và người không có quốc tịch).

– Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam: Là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm việc sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

– Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà có ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.

– Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”

Bên cạnh đó, Điều 37 – Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn, như sau:

“ 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”

Do đó, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bên cạnh đó, tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có những cơ quan khác nhau, như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định.

– Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân, cụ thể:

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân.

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Giấy xác nhận tuyên thệ về việc hiện tại không có vợ chồng.

+ Giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước người đó là công dân cấp.

– Giấy xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, các bên tiến hành nộp hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ.

– nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ. Cán bộ cần hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện.

Bước 3: Xác minh hồ sơ

Trong thời hạn 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, xác minh nếu thấy cần thiết.

Lưu ý: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên phải có mặt tại nơi làm thủ tục.

Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Như vậy, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được chúng tôi trả lười chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng dẫn một số trình tự thủ tục sơ lược khi tiến hành đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi