Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 13911 Lượt xem

Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

Thẩm định được hiểu là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó, hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.

Hiện nay có nhiều người cho rằng thẩm định và thẩm tra là hai khái niệm tương đồng nhau, tuy nhiên thực tế cách hiểu này là chưa đúng. Vậy Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết liên quan đến nội dung Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

Thẩm định khác thẩm tra như thế nào?

Trước hết để so sánh được thẩm định khác thẩm tra như thế nào? Chúng ta cần phải hiểu rõ được hai khái niệm này.

+ Thẩm định là gì?

Thẩm định được hiểu là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó, hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện. Hoạt động thẩm định có thể tiến hành với các lĩnh vực khác nhau như thẩm định dự án, thầm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, văn bản quy phạm pháp luật…

+ Thẩm tra là gì?

Thẩm tra được hiểu là việc tiến hành kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào đó để đi đến kết luận về tính đúng đắn, tính hợp pháp và tính khả thi của vấn đề.

Thẩm định và thẩm tra có vẻ như tương đồng nhau nhưng trên thực tế hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Có những điểm khác biệt như sau:

+ Chủ thể thực hiện

Thẩm tra do các tổ chức tư vấn thực hiện

Thẩm định do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện

+ Tính chất:

Thẩm tra mang quan hệ ngang bằng theo hợp đồng

Thẩm định mang quan hệ cấp trên cấp dưới.

Thẩm tra chi tiết hơn so với thẩm định

Thẩm định mang tính khái quát cao hơn thẩm tra.

So sánh về thẩm định và thẩm tra văn bản pháp luật

Thẩm định văn bản pháp luật là việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kĩ thuật soạn thảo văn bản pháp luật theo nội dung hình thức, thủ tục trình tự pháp luật quy định đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Từ điển Luật học thì “thẩm tra văn bản pháp luật là việc xem xét lại kỹ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Ủy ban pháp luật hoặc một ủy ban hữu quan của Quốc hội hay một ủy ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Cơ quan thẩm tra xem xét cả về hình thức và nội dung nhưng tập trung chủ yếu vào xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp; đối tượng; nội dung; phạm vi và tính khả thi của dự án.”

Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình được quy định tại Thông tư số 18/2016/TT-BXD.

Nguyên tắc thẩm định được quy định tại điều 3 Thông tư số 18/2016/TT-BXD như sau:

1. Trình, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình đúng thẩm quyền, bảo đảm quy trình và thời hạn thẩm định theo quy định.

2. Thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng được thực hiện với toàn bộ công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc theo giai đoạn, gói thầu của dự án nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định.

3. Công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, hồ sơ, kết quả thẩm định và tuân thủ các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong quá trình thẩm định.

4. Phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình đúng thẩm quyền hoặc theo ủy quyền sau khi có Thông báo kết quả thẩm định và hồ sơ trình phê duyệt đã được bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.

5. Đối với dự án có số bước thiết kế nhiều hơn so với quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định hồ sơ thiết kế tại bước thiết kế theo quy định của pháp luật, các bước thiết kế còn lại do người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định, phê duyệt. Trường hợp tên gọi và nội dung của các bước thiết kế của dự án thực hiện theo thông lệ quốc tế khác với bước thiết kế theo quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng chỉ thẩm định hồ sơ thiết kế có nội dung tương ứng với bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Thẩm tra phê duyệt thiết kế xây dựng công trình nhằm phục vụ công tác thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình, cụ thể theo Điều 10 Thông tư số 18/2016/TT-BXD như sau:

” 1. Căn cứ yêu cầu thẩm tra của cơ quan thẩm định, chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn trực tiếp tổ chức tư vấn có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện thẩm tra phục vụ công tác thẩm định.

2. Trường hợp Chủ đầu tư thực hiện việc thẩm tra trước khi trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét việc sử dụng kết quả thẩm tra để phục vụ công tác thẩm định.

3. Tổ chức tư vấn được lựa chọn thực hiện thẩm tra phục vụ công tác thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có đủ Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

b) Đã được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng theo quy định tại Điều 69 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức tư vấn thẩm tra chưa đăng ký thông tin năng lực hoạt động xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản;

c) Độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

4. Thời gian thực hiện thẩm tra dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 và Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá đối với Báo cáo kết quả thẩm tra do tư vấn thực hiện trước khi gửi đến cơ quan thẩm định. Mu Báo cáo kết quả thẩm tra phục vụ thẩm định thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này.”

Trên đây là nội dung bài viết về Thẩm định khác thẩm tra như thế nào? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe thì bị xử phạt như thế nào?

Do đó, nếu nhắn tin, nghe điện thoại lúc lái xe, người điều khiển giao thông rất dễ mất tập trung không kiểm soát được vận tốc, không xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ nên rất dễ gây ra tai nạn....

Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì?

Chủ tịch Hội đồng nhân dân là người được Hội đồng nhân dân bầu ra trong số đại biểu Hội đồng nhân dân để lãnh đạo thường trực Hội đồng nhân dân và bảo đảm các hoạt động của Hội đồng nhân...

Thủ tục hành chính là gì? Đặc điểm của thủ tục hành chính?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Thủ tục hành chính là gì? Đặc điểm của thủ tục hành...

Vùng trời quốc gia được quy định như thế nào?

Vùng trời quốc gia là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền của quốc gia, vùng trời của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc...

Hàng siêu trường siêu trọng là gì?

Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi