Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe thì bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4638 Lượt xem

Sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe thì bị xử phạt như thế nào?

Do đó, nếu nhắn tin, nghe điện thoại lúc lái xe, người điều khiển giao thông rất dễ mất tập trung không kiểm soát được vận tốc, không xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ nên rất dễ gây ra tai nạn.

Hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông vừa điều khiển phương tiện vừa sử dụng điện thoại di động đang diễn ra khá phổ biến, nhất là đối với giới trẻ. Các hành vi như: nhắn tin, nghe điện, thậm chí là chụp ảnh trên điện thoại di động khi đang lưu thông trên đường là thói quen hết sức nguy hiểm, được các cơ quan chức năng xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong thời gian vừa qua.

Vậy pháp luật quy định về mức xử phạt đối với việc sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe như thế nào?.Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp những thông tin chi tiết về vấn đề trên cho Quý vị thông qua bài viết dưới đây.

Trước hết, Quý vị cần lưu ý việc sử dụng điện thoại di động là bị cấm theo quy định của pháp luật vì những lý do sau:

Tại sao không nên sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe tham gia giao thông?

Khoa học đã chứng minh, não bộ con người khó có thể cùng lúc tập trung chú ý vào nhiều công việc. Khi đang lái xe, việc sử dụng điện thoại khiến tài xế bị xao nhãng bởi rất nhiều yếu tố, như sự chênh lệch màu sắc, hình ảnh giữa màn hình điện thoại và màu sắc, hình ảnh trên đường; xao nhãng bởi âm thanh của chiếc điện thoại tác động lên não bộ lái xe; xao nhãng do hoạt động cầm lên cầm xuống chiếc điện thoại, lướt màn hình của nó khiến việc xử lý không đạt đến độ nhanh, chính xác cần thiết trước các tình huống phát sinh; xao nhãng do sự mệt mỏi vì phải căng sức, “căng” các giác quan để vừa bao quát được tuyến đường, vừa theo dõi được chiếc điện thoại…

Do đó, nếu nhắn tin, nghe điện thoại lúc lái xe, người điều khiển giao thông rất dễ mất tập trung không kiểm soát được vận tốc, không xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ nên rất dễ gây ra tai nạn. Theo một nghiên cứu, nhắn tin và lái xe có thể nguy hiểm như uống rượu khi lái xe. TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT, Trường Đại học Việt Đức phân tích:

“Khi dùng điện thoại và điều khiển xe trên đường thì có đến 60% vẫn giữ nguyên tốc độ và giữ nguyên làn đường của mình đi trong khi gọi điện. Đây là điều rất nguy hiểm. Xác suất tai nạn xảy ra không khác nhau giữa gọi điện thoại rảnh tay hay gọi điện thoại áp tai, vì thế việc cấm tất cả các hình thức sử dụng điện thoại trong lúc điều khiển phương tiện là cần thiết.”

Hậu quả của việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông

Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về số vụ tai nạn giao thông xảy ra khi người dân vừa điều khiển phương tiện vừa sử dụng điện thoại, nhưng thực tế đã xảy ra không ít vụ tai nạn do hành vi này. Sử dụng điện thoại không đúng chỗ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là biểu hiện thiếu văn hóa khi tham gia giao thông, gây mất an toàn giao thông. Nguy hiểm hơn, thói quen này còn tạo cơ hội cho các đối tượng cướp giật tài sản và đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến không ít vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.

Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời cũng như giảm thiểu tai nạn giao thông do việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông, mới đây trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã nâng mức phạt đối với hành vi vi phạm này, cụ thể về sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào? như sau:

Mức phạt đối với xe ô tô

Theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trong trường hợp người điều khiển xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe trên đường sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy 

Theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 thì người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà sử dụng điện thoại di động và các thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Mức phạt đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và các loại xe thô sơ khác.

Điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định trên quy định:

Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy trong lúc điều khiển mà sử dụng điện thoại di động sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Làm thế nào để sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật?

Việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn gây nguy hiểm cho bản thân và những người đang lưu thông trên đường. Do đó, để góp phần giảm tai nạn giao thông các tài xế không nên sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe. Khi cần sử dụng điện thoại, tài xế có thể dừng xe ven đường để sử dụng trong trường hợp thật cần thiết.

Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng cần tích cực vào cuộc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, mỗi người dân khi tham gia giao thông hãy tự giác bỏ thói quen nguy hiểm này để tránh những hiểm họa khôn lường có thể xảy ra.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?, Tại sao không nên sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe tham gia giao thông?, Hậu quả của việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông và làm thế nào để sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật?. Mọi thắc mắc liên quan mười quý vị liên hệ qua hotline để được tư vấn nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi