Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật So sánh thủ tục hành chính trong Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2003
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1555 Lượt xem

So sánh thủ tục hành chính trong Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2003

Những thay đổi thủ tục hành chính về đất đai của Luật đất đai 2013 so với Luật đất đai 2003 có gì mới? Những điểm mới của Luật đất đai 2013 trong việc công khai thủ tục hành chính về đất đai được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi:

Chào Luật sư Hoàng Phi. Theo tôi được biết Luật đất đai năm 2013 có hiệu lưc, có nhiều đổi mới trong thủ tục hành chính. Vậy xin luật sư cho tôi biết những thay đổi thủ tục hành chính về đất đai của Luật đất đai 2013 so với Luật đất đai 2003 có gì mới? Những điểm mới của Luật đất đai 2013 trong việc công khai thủ tục hành chính về đất đai được thể hiện như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Thay đổi thủ tục hành chính về đất đai của Luật đất đai 2013 so với Luật đất đai 2003

Thủ tục hành chính về đất đai trong Luật đất đai 2013 một mặt kế thừa nội dung trong Luật đất đai 2003, mặt khác hoàn thiện với những điểm mới khá căn bản làm cho các thủ tục hành chính trở nên rõ ràng, minh bạch và thống nhất với các quy định khác được sửa đổi trong Luật đất đai 2013. Những điểm sửa đổi, bổ sung một mặt thể hiện sự phù hợp với thực tế khách quan về đòi hỏi cải cách nền hành chính bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế, mặt khác những quy định này được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận vững chắc. Sự thay đổi này đã góp phần hạn chế những vướng mắc, tồn tại trong Luật đất đai 2003 và phần nào đáp ứng sự mong chờ của quần chúng nhân dân.

Thủ tục hành chính về đất đai được quy định tại Chương XII Luật đất đai 2013 với 03 điều từ Điều 195 đến Điều 197 và thể hiện những điểm mới như sau:

Thứ nhất, sự khác biệt về hình thức, Chương XII Luật đất đai 2013 với tên gọi “Thủ tục hành chính về đất đai” mang tính khái quát và ngắn gọn hơn so với tên gọi Chương V của Luật đất đai 2003. Chương XII của Luật đất đai 2013 với số lượng điều luật giảm đi đáng kể (chỉ còn 03 điều so với trước đây là 10 điều), thay vì đi vào các quy định chi tiết đối với từng trường hợp thì chỉ dừng lại ở quy định mang tính khái quát. Đó là những quy định liệt kê những nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, quy định về yêu cầu công khai nội dung thủ tục hành chính và quy định về trách nhiệm của các chủ thể thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Theo những nhóm việc điều chỉnh đó, trình tự, thủ tục của từng loại sẽ được quy định cụ thể chi tiết trong nghị định dưới luật. Với những quy định tổng thể, khái quát và mang tính nền tảng, không dàn trải, những quy định trong Luật đất đai 2013 sẽ là cơ sở thuận lợi, nhất quán cho việc chi tiết hóa các trình tự, thủ tục trong nghị định hướng’ dẫn thi hành Luật đất đai.

Thứ hai, những điểm mới về nội dung

Một là, lần đầu tiên trong Luật đất đai 2013 khái quát đầy đủ các nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Những thủ tục hành chính này không chỉ bao gồm các thủ tục hành chính trước đây mà còn được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn quả! lý cũng như nhu cầu của người sử dụng đất. Có thể thấy, các nhóm thủ tục hành chính được nêu đầy đủ phản ánh khá toàn diện trình tự, quy trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước về đất đai. Quy định này sẽ đảm bảo kiểm soát các thủ tục hành chính luôn nằm trong sự quản lý của Nhà nước và chúng được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

Hai là, Luật đất đai 2013 ghi nhận nội dung và hình thức công khai thủ tục hành chính về đất đai quy định công khai thủ tục hành chính chính là cơ chế tạo điều kiện để dân được biết, được bàn, được kiểm tra hoạt động quản lý hành chính của cơ quan nhà nước. Từ đó, người dân có thể đóng góp những ý kiến của mình giúp các cơ quan cải tiến quy trình thủ tục hành chính để người dân được phục vụ tốt hơn hoặc tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quản lý đất đai. Trong quy định của Luật đất đai 2013, các hình thức công khai thủ tục hành chính về đất đai cũng khá thiết thực phù hợp với thực tế cuộc sống, giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Ba là, điểm mới khi quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của các cơ quan quản lý. Từ những quy định mang tính định hướng trong Luật đất đai 2013, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm cụ thể và khẳng định vai trò của những ngành liên quan khác như Văn phòng đăng ký, tổ chức phát triển quỹ đất. Những tổ chức này được quy định hoạt động là những tổ chức dịch vụ công về đất đai, thế hiện quan điểm lập pháp cải cách các thủ tục hành chính triệt để theo mô hình một cửa, một đàu của Nhà nước ta.

So sánh thủ tục hành chính trong Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2003

Thủ tục hành chính trong Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2003

2. Những điểm mới của Luật đất đai 2013 trong việc công khai thủ tục hành chính về đất đai.

Công khai thủ tục hành chính về đất đai được quy định tại Điều 196 Luật đất đai 2013. So với Luật đất đai 2003, điều luật này có những điểm mới như sau:

Thứ nhất, nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:

a, Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;

b, Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hành chính;

c, Thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính

d, Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loại thủ tục hành chính;

đ) Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính.

Thứ hai, việc công khai về các nội dung quy định tại các nội dung trên được thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp  nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trang thông tin điện tử của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Trong trường hợp cần tư vấn luật đất đai thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Văn phòng đại diện có được xuất hóa đơn không?

Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/NĐ-CP, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp đồng thời bảo vệ các lợi ích...

Thủ tục khi sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Chào luật sư! Tôi là viên chức hợp đồng làm việc tại một trường THCS. Hiện tôi đang độc thân và có nhu cầu sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Như vạy có vi phạm gì không và muốn sinh con trong ống nghiệm tôi cần làm những thủ tục gì? Mong luật sư tư vấn cho...

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa gì?

Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á đã phê chuẩn Công ước này mà không bảo lưu điều nào. Qua 31 năm, Công ước quyền trẻ em vẫn là một trong những văn bản pháp lý quốc tế có giá trị và tiến bộ nhất về quyền con người. ...

Quyền yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

Luật sư tư vấn giúp thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự cần những thủ tục gì? Xin cảm ơn Luật...

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mua bán nợ

Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định khi doanh nghiệp thông qua quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì trong vòng 10 ngày phải tiến hành thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật lại thông tin doanh nghiệp, hộ kinh...

Xem thêm