• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở |
  • 2464 Lượt xem

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là cách gọi chung cho một cuốn sổ có bìa màu hồng cánh sen‚ tên gọi chính xác của cuốn sổ hồng này là Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất‚ quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất.

Sổ hồng và sổ đỏ là hai cụm từ mà chúng ta vẫn thường xuyên nhắc tới hoặc nghe ai đó nhắc tới trong cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên‚ không phải ai trong mỗi chúng ta đều đã nắm rõ được khái niệm và ý nghĩa cũng như cách phân biệt 2 loại sổ này‚ trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị nhầm lẫn khi được ai đó yêu cầu cung cấp một trong hai cuốn sổ này.

Chính vì vậy‚ công ty luật Hoàng Phi thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị và các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm và một số vấn đề có liên quan đến Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là cách gọi chung của mỗi người dân Việt Nam dành cho một cuốn sổ có bìa màu hồng cánh sen‚ tên gọi chính xác của cuốn sổ hồng này là Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất‚ quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất.

Ý nghĩa sổ hồng?

Sổ hồng được xem như một chứng thư mang giá trị pháp lý do Nhà nước cấp nhằm mục đích xác nhận quyền sử dụng đất‚ quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất một cách hợp pháp của một người cụ thể nào đó có các quyền trên.

Các thông tin ghi trên sổ hồng

Vậy‚ một số thông tin có ghi trong sổ hồng là gì?

– Trang đầu tiên trong cuốn sổ hồng là các nội dung có vai trò quan trọng nhất‚ bao gồm: họ và tên đầy đủ của chủ sở hữu nhà ở‚ người sử dụng đất và chủ sở hữu các tài sản khác có gắn liền với đất.

– Trang tiếp theo là những thông tin cơ bản về nhà ở‚ thửa đất và các tài sản khác có gắn liền với đất.

– Trang 3 là bản vẽ sơ đồ của nhà ở‚ thửa đất và các tài sản khác có gắn liền với đất cùng một vài thay đổi sau khi được cấp Giấy chứng nhận.

– Trang 4 tiếp tục là phần để ghi chép những về sự thay đổi sau khi được cấp Giấy chứng nhận

Ví dụ như: khi chủ sở hữu nhà ở‚ người sử dụng đất và chủ sở hữu các tài sản khác có gắn liền với đất muốn tặng cho‚ chuyển nhượng đất cho người khác thì sẽ ghi vào trang 3 và trang 4)

– Trang cuối cùng là trang bổ sung Giấy chứng nhận.

Sổ đỏ hay Sổ hồng có giá trị hơn?

Như đã phân tích ở trên, Sổ đỏ, Sổ hồng đều là Giấy chứng nhận về nhà đất nên giá trị của nó cần được xem xét dưới 02 góc độ khác nhau:

– Giá trị pháp lý: Sổ đỏ, Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.

– Giá trị thực tế: Không phân biệt được vì phụ thuộc vào giá trị tài sản được chứng nhận.

Ví dụ: Ông A được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất nông nghiệp 1000m2 (Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ), ông B mua chung cư và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).

Trong trường hợp này nếu có so sánh thì có thể 1000m2 đất nông nghiệp khi chuyển nhượng thì số tiền nhận được không bằng số tiền bán căn hộ chung cư.

Điều kiện cấp Sổ hồng?

Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 (khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp).

– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.

– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.

– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Phân biệt giữa sổ hồng và sổ đỏ

Để phân biệt được sổ hồng và sổ đỏ‚ xin mời quý vị và các bạn theo dõi bảng dưới đây với một số tiêu chí được đặt ra để so sánh giữa hai loại sổ này theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai như sau:

Tiêu chí

Sổ hồng

Sổ đỏ

Màu sắc

Màu hồng cánh senMàu đỏ tươi

Cơ quan ban hành

Do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hànhBộ Tài nguyên và môi trường ban hành

Ý nghĩa

Sổ hồng là Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất‚ quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất.

Sổ hồng được xem như một chứng thư mang giá trị pháp lý do Nhà nước cấp nhằm mục đích xác nhận quyền sử dụng đất‚ quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất một cách hợp pháp của một người cụ thể nào đó có các quyền trên.

 

Còn sổ đỏ chỉ là Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất‚ không bao gồm nhà ở và các tài sản khác có gắn liền với đất.

Sổ đỏ được Nhà nước cấp cho người sử dụng đất nhằm mục đích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối với mảnh đất được giao sử dụng.

Như vậy qua bài viết trên đây‚ chúng tôi đã giúp quý vị và các bạn có thêm một số thông tin hữu ích về khái niệm Sổ hồng là gì và một số vấn đề có liên quan khác.

Nếu như quý vị và các bạn còn có những thắc mắc hay có nhu cầu cần được tư vấn‚ giải đáp thêm về những vấn đề trên vui lòng nhấc máy và gọi ngay đến Tổng đài 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi