Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Sổ địa chính là gì? Nội dung của sổ địa chính
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2506 Lượt xem

Sổ địa chính là gì? Nội dung của sổ địa chính

Sổ địa chính là tài liệu tập hợp thông tin chi tiết về tình trạng, hiện trạng pháp lý của việc quản lý và sử dụng các thửa đất, tài sản gắn với đất nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của cá cá nhân hoặc tổ chức có liên quan.

Đất đai và các vấn đề liên quan đến đất đai luôn là những vấn đề khó và nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Một trong số đó là vấn đề tiếp cận với sổ địa chính hiện nay của người dân. Sổ địa chính là một trong những vấn đề được đông đảo quý khán giả quan tâm. Luật Hoàng Phi hiểu về những khó khăn khi tiếp cận cũng như tìm hiểu về nội dung Sổ địa chính là gì? của Quý khán giả. Bải viết dưới đây xin được trình bày một số nội dung về Sổ địa chính là gì? cũng như các vấn đề xung quanh giúp bạn đọc có cái nhìn đa chiều và hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Sổ địa chính là gì?

Sổ địa chính là tài liệu tập hợp thông tin chi tiết về tình trạng, hiện trạng pháp lý của việc quản lý và sử dụng các thửa đất, tài sản gắn với đất nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của cá cá nhân hoặc tổ chức có liên quan.

Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó. Sổ là một chế độ thống kê đất đai của Nhà nước bao gồm năm phần: đăng kí sử dụng đất; thống kê diện tích đất đai; thống kê chất lượng đất, nhận định chất lượng đất; đánh giá về mặt kinh tế.

Mục đích sổ địa chính

Theo quy định về mẫu sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai (Ban hành theo quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/ 1995 của Tổng cục Địa chính ) thì Sổ địa chính được lập nhằm đăng ký toàn bộ diện tích đất đai được Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và diện tích các loại đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; làm cơ sở để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đất đai theo đúng pháp luật.

Như vậy mục đích của sổ địa chính là lưu trữ thông tin về người sử dụng đất trên mảnh đất họ đang sử dụng và trước đó có sử dụng và ghi nhận kết quả đăng ký; làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý, giám sát và bảo hộ các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc người được Nhà nước giao quyền quản lý đất theo quy định của Luật đất đai 2013.

Quy định pháp luật về sổ địa chính

Bên cạnh việc tìm hiểu Sổ địa chính là gì thì căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc lập Sổ địa chính được thực hiện như sau:

1. Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

2. Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:

a) Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

b) Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;

c) Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;

d) Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất);

đ) Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất;

e) Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.

3. Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, chưa có điều kiện lập Sổ địa chính (điện tử) theo quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định sau đây: (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT)

a) Đối với địa phương đã lập Sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì tiếp tục cập nhật vào Sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng; nội dung thông tin ghi vào sổ theo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với địa phương chưa lập Sổ địa chính dạng giấy theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm in trang Sổ địa chính (điện tử) chưa ký số ra dạng giấy để thực hiện ký, đóng dấu của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phục vụ cho công tác quản lý thường xuyên””.

Hình thức của sổ địa chính

Sổ địa chính được thành lập ở dạng số và Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký có thẩm quyền duyệt, và duyệt bằng chữ ký điện tử.

Nội dung của sổ địa chính

Bên cạnh hình thức, khái niệm sổ địa chính là gì thì chi tiết nội dung của sổ địa chính cũng được quy định trong Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Cụ thể, tại điều 21, nội dung sổ địa chính bao gồm các mục sau:

Dữ liệu về địa chỉ, số hiệu, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

Dữ liệu về quyền sử dụng và quản lý đất; Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất;

Dữ liệu về người sử dụng đất hoặc người được Nhà nước giao quản lý đất;

Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất;

Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi