• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3740 Lượt xem

Ra tòa ly hôn nên nói gì?

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Ly hôn là khi vợ chồng không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên nhiều người sẽ rất lo lắng vì không biết phải nói gì khi Tòa triệu tập và nói làm sao để có thể nhanh chóng ly hôn? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên cho bạn Ra tòa ly hôn nên nói gì?

Nói những gì Tòa hỏi và nói đúng trọng tâm

Như chúng ta biết số lượng án ly hôn ngày càng tăng và một trong những nguyên tắc trước khi Tòa án ra phán quyết cuối cùng là bắt buộc phải có hòa giải giữa vợ chồng dù đó là thuận tình ly hôn.

Mặc dù trong đơn ly hôn đã thể hiện rất rõ lý do vì sao vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng trong buổi hòa giải Tòa sẽ hỏi lại câu này.

Khi đó dựa vào những gì bạn trình bày, Tòa sẽ xem những lý do đó có phù hợp với các căn cứ để ly hôn theo như Điều 55, 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như những vi phạm nghĩa vụ của đối phương làm cho mâu thuẫn không thể hàn gắn, tình trạng vợ chồng trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống với nhau.

>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy bạn cần trình bày rõ cho Tòa biết lý do vì sao ly hôn và lý do đó cần phải trùng với một trong những lý do đã nêu ở trên.

Xác định rõ mong muốn của mình

Đây cũng là vấn đề trong Ra tòa ly hôn nên nói gì? Khi ly hôn bạn cần phải xác định rõ vợ chồng có tài sẩn chung, con cái chung không, có muốn yêu cầu tòa án giải quyết ngay trong vụ án này hay sẽ để sang một vụ án khác. Nếu không yêu cầu chia tài sản thì Tòa sẽ chỉ giải quyết vấn đề ly hôn và chia con chung trong trường hợp này.

Trong trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con, bạn cũng sẽ phải trình bày về những lợi thế của mình về điều kiện vật chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, môi trường sống…hơn hẳn đối phương để Tòa nắm được. Bạn không cần phải nói về những bất lợi của mình một cách cụ thể nếu như không giúp bạn giành được những lợi thế khi ly hôn.

Trong trường hợp bạn muốn chia tài sản thì phải chứng minh tài sản đó là tài sản hình thành trong hôn nhân. Mức yêu cầu chia có thể dựa vào mức đống góp của mối bên nên bạn có thể xác định mức đóng góp của mình để yêu cầu chia tài sản.

Nêu ra những chứng cứ bất lợi với đối phương

Nếu đối phương có những hành vi sai trái và việc phơi bày những hành vi đó một cách hợp pháp có thể giúp bạn giành được quyền lợi, hãy đưa ra những chứng cứ đó khiến cho đối phương mất lợi thế.

Bạn có thể đưa ra các chứng cứ chứng minh người vợ/người chồng ngoại tình hoặc có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng…. Bạn cũng cần đảm bảo rằng các chứng cứ đó phải là những chứng cứ được thu thập một cách hợp pháp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc ra tòa ly hôn nên nói gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

>>>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi