Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 769 Lượt xem

Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào?

Trước tình hình diễn biến hết sức mạnh và phức tạp của dịch bệnh nhiều Tỉnh/thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Người dân vẫn được ra ngoài, tuy nhiên nên hạn chế. Người dân được ra ngoài trong một số trường hợp nhất định.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh nhiều Tỉnh, thành phố ra công bố quyết định giãn cách. Tuy nhiên một số do chủ quan nên vẫn chưa thực hiện nghiêm túc. Các trường hợp đó đều bị xử phạt. Vậy Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm. Luật Hoàng Phi xin đưa ra nội dung giải đáp thắc mắc trên.

Covid-19 là gì?

Trước khi tìm hiểu Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào bài viết xin giải đáp các vấn đề liên quan để bạn đọc nắm rõ.

Virus corona là virut gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona 2019 (2019-nCoV). Đây là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Theo thông tin từ hệ thống Giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam ghi nhận (tính từ 6h đến 12h ngày 14 tháng 5 năm 2021) tổng số ca mắc trên 221 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu là 161838102 ca mắc và 3358711 ca tử vong. Trong đó, tại Việt Nam ghi nhận tính từ 6h đến 12h ngày 14 tháng 5 năm 2021 có tổng số 3756 ca mắc trên 47 tỉnh/ thành phố và 35 ca tử vong. Có thể thấy đây là đại dịch lớn trên toàn cầu với số ca mắc và ca tử vong rất lớn.

Do mức độ nguy hiểm của dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế ban hành quyết định 219/QĐ-BYT liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch đều bị xử lý nghiêm.

Các trường hợp được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16 của Chính phủ

Trước tình hình diễn biến hết sức mạnh và phức tạp của dịch bệnh nhiều Tỉnh/thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Người dân vẫn được ra ngoài, tuy nhiên nên hạn chế. Người dân được ra ngoài trong một số trường hợp nhất định.

Căn cứ theo Công văn 2601/VPCP-KGVX năm 2020, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết khi giãn cách theo Chỉ thị 16 gồm:

– Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

– Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

– Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở:

Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động.

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 02 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét.

Vậy đối với các trường hợp Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào? sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo bài viết.

Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào?

Để giải đáp câu hỏi Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào thì theo quy định tại khoản 1 điều 12 nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch quy định pháp luật như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật”.

Có thể thấy căn cứ quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì những trường hợp người dân ra khỏi nhà không thuộc trường hợp quy định trên và không có lý do chính đáng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Đối với các địa phương thực hiện giãn cách xã hội thì UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức đội tuần tra, giám sát, hoạt động 24/24 giờ, không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch. Nếu người dân không chấp hành các yêu cầu kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị xử lý hình sự.

Cách tính số tiền phạt khi vi phạm

Vậy để xác định mức tiền xử lý đối với hành vi ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách thì căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý Vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật xử lý Vi phạm hành chính 2020  thì cách tính số tiền phạt vi phạm hành chính như sau:

– Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó;

– Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt;

– Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Trên đây là nội dung giải đáp câu hỏi Ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt như thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ,

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi