Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền tác giả là gì? Quan hệ pháp luật về quyền tác giả thế nào?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1520 Lượt xem

Quyền tác giả là gì? Quan hệ pháp luật về quyền tác giả thế nào?

Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là quyền của người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, công trình, quyền của chủ sở hữu tác phẩm và những quyền liên quan đến tác giả được pháp luật bảo hộ.

Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Vậy quyền tác giả là gì? Quan hệ pháp luật về quyền tác giả thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến quyền tác giả.

Khái niệm quyền tác giả

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì vai trò của văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật được đánh giá là một bộ phận không thể thiếu trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhằm khuyến khích Công dân tham gia vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Điều 40 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định quyền tác giả và quyền liên quan tại Phần thứ hai, gồm 6 chương với 45 điều (từ Điều 13 đến 57). Các chương: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan (Chương 1); Nội dụng, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan (Chương 2); Chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan (Chương 3); Chuyển giao quyền tác giả và quyền liên quan (Chương 4); Chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan (Chương 5); Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả và quyền liên quan (Chương 6). Căn cứ vào những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, quyền tác giả được xác định:

a) Quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về quyền của người đã trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được hưởng các quyền nhân thân và các quyền tài sản do có kết quả sáng tạo đó và quyền tự ngăn chặn hoặc yêu cầu tòa án bảo vệ khi có các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả;

b) Quyền tác giả hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền dân sự cụ thể của người với tư cách là tác giả của phát triển, công trình thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học có quyền chiếm hữu, sử dụng tác phẩm theo ý chí của mình trong phạm vi luật định và quyền khởi kiện dân sự hay không khởi kiện dân sự khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Quan hệ pháp luật về quyền tác giả

Quyền tác giả gồm ba yếu tố cấu thành: Yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung. Tác giả sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học là người hoạt động tư duy trực tiếp làm ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học do tác giả sáng tạo ra.

Những người sáng tạo ra những tác phẩm, công trình được Nhà nước bảo hộ các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Quyền tác giả được hiệu theo nghĩa khách quan (nghĩa rộng) là một chế định pháp luật dân sự, tổng hợp các quy phạm pháp luật xác nhận và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và những quy định về trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm.

Trong thời đại mà tri thức của nhân loại được thông tin, giao lưu nhanh chóng các phương tiện ấn loát, nghe nhìn. Những sản phẩm sáng tạo trí tuệ của con người trong xã hội hiện đại từng ngày đã tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần vô cùng lớn lao. Đối với thế giới, sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nói riêng luôn luôn được coi trọng như một bộ phận của cuộc sống con người và là chuẩn mực đánh giá sự tiến bộ của văn minh nhân loại.

Đối với Việt Nam, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng, làm cho đất nước ta sẽ sánh vai cùng với các cường quốc nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Tính đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam việc bảo hộ quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là một vấn đề có tính cấp thiết không những nhằm để giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết không những nhằm để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động văn học, nghệ thuật, khoa học mà còn là điều kiện cần thiết trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ và văn hóa thế giới.

Để phục vụ cho những mục tiêu đặt ra, tạo điều kiện cho mọi công dân phát huy tài năng, sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật ghi nhận và bảo hộ các quyền nhân thân và các lợi ích vật chất của những người sáng tạo ra các sản phẩm, công trình. Pháp luật về quyền tác giả là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm; tạo điều kiện cho các tác giả tích cực sáng tạo ra các tác phẩm, công trình khoa học có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Pháp luật về quyền tác giả là môi trường pháp lý thuật lợi để cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, bảo đảm quyền bình đẳng của cá nhân, tổ chức và nhằm loại trừ những hoạt động văn hóa không lành mạnh làm tổn hại đến lợi ích, truyền thống văn hóa của dân tộc. Pháp luật về quyền tác giả nhằm thực hiện mục tiêu khuyến khích tự do sáng tạo, điều tiết sự sáng tạo bằng các lợi ích trên cơ sở pháp luật, khuyến khích sự kế thừa những di sản của nền văn học, nghệ thuật truyền thống.

Quyền tác giả được hiểu dưới góc độ pháp lý: Quyền tác giả là một công cụ pháp lý tạo điều kiện cho người sáng tạo văn học, nghệ thuật truyền tải thông tin và quyền kiểm soát quá trình sử dụng tác phẩm. Đối với các nước trên thế giới hiện nay, cho dù các nước đang phát triển hoặc phát triển thì đều ban hành pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Pháp luật về quyền tác giả quy định cho người sáng tạo ra các tác phẩm, công trình có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

Khi quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả bị xâm phạm thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm như kiện đến tòa án, yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải bồi thường thiệt hại. Chế độ kinh tế – xã hội ở các quốc gia có những đặc điểm khác nhau, do vậy các quốc gia trên thế giới cũng có những quy định bảo hộ quyền tác giả ở những mức độ phạm vi khác nhau. Có nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn mô hình Luật Quyền sở hữu trí tuệ theo những tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật (1979). Ví dụ: Pháp luật bảo hộ quyền tác gải của Hoa Kỳ và của Australia, nhìn chung đều có những nguyên tắc của Công ước Berne.

Hiến pháp của Hoa Kỳ có quy định: “Quốc hội có quyền khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của khoa học và nghệ thuật hữu ích bằng cách đảm bảo trong một thời gian nhất định những quyền đặc biệt cho tác giả và những nhà phát minh đối với các tác phẩm và sáng chế của họ”50. Pháp luật về quyền tác giả của các nước trong đó có Việt Nam không bảo hộ tất cả các khía cạnh liên quan đến việc hình thành tác phẩm, công trình (phương thức tạo ra tác phẩm). Trong Công ước Berne có quy định như sau: “Các tác phẩm văn học nghệ thuật bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học và các tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật, dù được thể hiện dưới hình thức nào”.

Như vậy, Công ước Berne chỉ thừa nhận và chỉ bảo hộ những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được tác giả sáng tạo ra dưới hình thức khách quan. Pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền tác giả cũng có nội dung tương tự: “Sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học là hoạt động tư duy của tác giả trực tiếp làm ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định”.  Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam cũng như của các nước đều có nội dung phù hợp với nội dung của Công ước Berne trình bày các ý tưởng đó. Biết rằng, trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học không thể không có ý tưởng của người sáng tạo.

Nhưng ý tưởng đó phải thông qua lao động sáng tạo của tác giả để làm ra một tác phẩm, công trình thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức vật chất nhất định: Một tiểu thuyết, một bài thơ, một bản nhạc cụ thể: Việc phân biệt giữa khái niệm “ý tưởng” và “sự thể hiện ý tưởng” là cần thiết trong việc bảo hộ quyền tác giả. Nếu xét về bản chất thì ý tưởng chỉ tồn tại trong tư duy của con người mà không thể xác định trong một không gian và thời gian cụ thể.

Kết quả sáng tạo của tư duy không bộc lộ chừng nào chủ thể của tư duy chưa thể hiện. Ngược lại, cách thể hiện là hệ quả của quá trình tự duy của chủ thể sáng tạo. Có thể nhận định rằng tư duy của chủ thể chỉ là ý tưởng, còn cách thể hiện là hình thức của ý tưởng được thể hiện cụ thể dưới một hình thức khách quan xác định được là việc tác phẩm văn học, nghệ thuật đã được tác giả sáng tạo ra. Theo nội dung của Công ước Berne thì các tác phẩm được bảo hộ là tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Điều 2.1. của Công ước này xác định các tác phẩm được thể hiện có thể bằng lời, biểu tượng, âm nhạc, tranh ảnh và các đồ vật ba chiều hoặc là sự kết hợp các hình thức trên. Pháp luật của các quốc gia về lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học đều có những quy định bảo hộ các loại tác phẩm theo thể loại và hình thức biểu hiện là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, các vở kịch và bất kỳ tác phẩm nào được diễn tả bằng câu chữ, con số hoặc biểu tượng. Luật Bảo hộ quyền tác giả của các nước đều có một điểm chung là không đánh giá giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đạt được ở mức độ nào. Một tác phẩm có nội dung khoa học viễn tưởng hoặc có nội dung hiện thực, thậm chí một đề toán để thi viết cũng có thể được xem tương tự như một tác phẩm.

Ngoài ra, độ dài, mục đích của tác phẩm cũng không là những yếu tố được xem trọng của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được bảo hộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam pháp luật bảo hộ quyền tác giả cũng có những nội dung cơ bản là tương đồng với Công ước Berne và Luật Bản quyền của các nước là không xác định yếu tố văn học nghệ thuật và hình tức biểu hiện, độ dài ngắn của tác phẩm là giá trị nghệ thuật của tác phẩm cao hay thấp. Những tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ là những tác phẩm có nội dung:

– Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

– Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhà nước các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

– Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác do pháp luật quy định;

– Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

Tại Việt Nam nhiệm vụ của văn học, nghệ thuật không những phải phản ánh đời sống hiện thực mà còn có bổn phận nâng cao nhận thức của khán giả, độc giả và bồi đắp cho họ những thẩm mỹ và tinh thần chung của thời đại. Văn học, nghệ thuật là một bộ phận không thể thiếu và sự thật chưa bao giờ thiếu do nhu cầu tinh thần của nhân loại. Những tác phẩm không phù hợp với tinh thần chung của nhân loại hoặc không phù hợp với những mặt tích cực của cuộc sống nhân dân về tinh thần trong một thời đại, trong một giai đoạn lịch sử tiến hóa nhất định của một dân tộc, loại văn học, nghệ thuật đó sẽ không thể được đón nhận.

Về bản chất của văn học, nghệ thuật không thể phi giai cấp và không thể không nhằm phục vụ ai, có lợi cho ai và không có lợi cho ai! Biết rằng, văn học nghệ thuật phải thể hiện những khát vọng của con người nhưng những khát vọng đó trước hết phải vì con người, vì sự nghiệp chung, khát vọng chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình thể hiện được tính thiện, lòng nhân ái cao cả. Những tác phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, kích động bạo lực không thể được pháp luật bảo hộ vì nó đi ngược lại những nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam.

Khi một tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ thì quyền tác giả của tác phẩm đó không được xác lập. Những tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ không được coi là khách thể của quyền tác giả. Trong những trường hợp như vậy, quyền tác giả bị tước toàn bộ hay một phần đối với tác phẩm. Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được Nhà nước bảo hộ là dựa trên tính toàn vẹn về nội dung và hình thức của tác phẩm.

Căn cứ vào tính sáng tạo và đặc thù riêng của loại hình tác phẩm là các đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật. Đó là các tác phẩm, văn bản, tài liệu thuộc văn học nghệ thuật dân gian, văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó, tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học phải thể hiện được hoạt động tư duy của tác giả trực tiếp làm ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định có tính sáng tạo. Tác phẩm văn học dân gian là kết quả sáng tạo của nhân dân, không xác định một hoặc một số tác giả sáng tạo nhất định, do vậy tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian theo thời gian ngày một được hoàn thiện theo sự tưởng tượng và ý muốn chủ quan của nhân dân trong quá trình lưu truyền. Tính toàn vẹn của nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không có tính chất tuyệt đối như tác phẩm văn học, nghệ thuật của cá nhân sáng tạo.

Như vậy, quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là quyền của người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, công trình, quyền của chủ sở hữu tác phẩm và những quyền liên quan đến tác giả được pháp luật bảo hộ. Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự, do vậy nó thỏa mãn các yếu tố của quan hệ pháp luật gồm chủ thể, khách thể và nội dung.

->>> Tham khảo thêm: Tác giả là gì

->>> Tham khảo thêm: Tác phẩm là gì

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi