Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1846 Lượt xem

Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; không có quyền cho người khác dịch hay không được dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê.

Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Vậy cụ thể Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được quy định thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết.

Quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

Quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế hơn so với quyền tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm ở chỗ: Không có quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; không có quyền cho người khác dịch hay không được dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê. Những quyền liên quan tới kinh tế nói trên thuộc về chủ sở hữu tác phẩm (không phải là người thừa kế quyền tác giả) không đồng thời là tác giả.

– Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, bao gồm:

– Được hưởng nhuận bút;

– Được hưởng thù lao tác phẩm được sử dụng;

– Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ.

Những quy định trên cho thấy quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đối với quyền nhân thân không thể chuyển dịch được luôn gắn với tác giả và cũng là quyền nhân thân của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Nhưng về quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm bị hạn chế và luôn ở thế “bị động” do tác giả không được thực hiện quyền xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm hoặc cho dịch, phóng tác, cải biến, chuyển thể để có được những lợi ích kinh tế theo quyền định đoạt ý chí của mình.

Sự hạn chế về những lợi ích kinh tế của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm do các quan hệ phụ thuộc của tác giả đã xác lập theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật khi tác giả sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học chi phối và phổ biến trong các quan hệ: Sáng tạo theo nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức giao, được cấp kinh phí để sáng tạo, được hưởng lương để sáng tạo, hợp đồng sáng tạo thuê.

->>> Tham khảo thêm : Tác giả là gì ?

->>> Tham khảo thêm : Tác phẩm là gì ?

Quyền của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả

Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp tác giả và chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu tác phẩm có thỏa thuận khác.

Những quyền nhân thân của chủ sở hữu tác phẩm với quyền nhân thân của tác giả có mối quan hệ bù trừ cho nhau. Nếu các quyền nhân thân theo tính chất không thể chuyển dịch luôn luôn thuộc về tác giả thì chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả không thể có quyền đó: Quyền đứng tên tác phẩm; quyền đặt tên tác phẩm; quyền cho hoặc không cho người khác sửa đổi nội dung tác phẩm, quyền nhận những danh hiệu và các giải thưởng văn học gắn liền với tên của tác giả về nhân thân như giải thưởng Nobel, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học.

Ngược lại, những quyền nhân thân theo tính chất chuyển dịch được thuộc về chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả thì tác giả không có quyền sở hữu đối với các quyền đó. Những quyền nhân thân thuộc về chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả là những quyền nhân thân có mối liên hệ trực tiếp với tài sản.

Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả thực hiện những quyền nhân thân với tư cách là chủ sở hữu tác phẩm. Do có những đặc điểm trên, quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm tồn tại cùng tác phẩm nhưng “ở trạng thái tĩnh”.  Do quan hệ phụ thuộc vào các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả đã tạo ra tính chất không đầy đủ trong mối quan hệ của hai loại chủ thể này khi thực hiện các quyền nhân thân và các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm, công trình.

Tính chất không đầy đủ này là “tiêu chí hạt nhân” để phân biệt giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền sở hữu vật chất khác hoặc các quyền tài sản khác ngoài quyền sở hữu trí tuệ.

 Như vậy đặc điểm ngang giá trong quan hệ về quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học luôn phụ thuộc vào những quy định của pháp luật có hiệu lực điều chỉnh nó. Vì những đặc tính trên, việc chuyển giao quyền tác giả không làm triệt tiêu hoàn toàn các quyền nhân thân của tác giả.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi