Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Quy định về sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1195 Lượt xem

Quy định về sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, ở nước ta, đối với các hộ nông dân, nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành hướng đi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhiều mô hình nuôi trồng đã được thử nghiệm.

Quy định về việc sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, ở nước ta, đối với các hộ nông dân, nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành hướng đi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Nhiều mô hình đã được thử nghiệm trên các vùng khác nhau như vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm kết hợp với lúa hoặc rừng ngập nước … Sản lượng thuỷ sản tăng gấp đôi so với trước đây.

Xuất khẩu thuỷ sản trở thành ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, vươn lên hàng thứ 10 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. 

Thực hiện chính sách giao đất, cho thuê đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đã tạo động lực cho người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, nhờ đó ngành thuỷ sản đã từng bước phát triển và trở thành một trong những ngành chủ lực trong sản xuất nông nghiệp.

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tăng, góp phần nâng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, đáp ứng đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới.

Đứng trong tốp 10 nước đứng đầu trên thế giới (diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 là 690.221 ha, tăng 322.000 ha so với năm 2000, bình quân tăng 32,2 nghìn ha/năm chủ yếu do chuyển đổi từ đất trồng lúa, rừng ngập mặn sang; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 589,6 nghìn tấn năm 2000 lên 2,707 nghìn tấn năm 2010).

Có thể nói việc khai thác đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất ven sông, ven biển vào sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây đã được người sử dụng đất quan tâm vì nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. 

Đối với đất có mặt nước nội địa 

Hiện nay, diện tích mặt nước có khả năng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta còn khá lớn chiếm tới hàng triệu ha. 

Trên thực tế ở một số địa phương có nhiều hộ gia đình đã sử dụng một cách linh hoạt loại đất này bằng cách dùng diện tích đất có mặt nước để nuôi tôm xuất khẩu, nuôi cá lồng, cá bè kết hợp chăn thả gia súc, gia cầm đưa lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng đất. 

Điều 139 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc sử dụng loại đất này như sau: 

– Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp. 

Ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp 

– Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định.

Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sử dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc sử dụng do Chính phủ quy định. 

Đối với đất có mặt nước ven biển 

Đây là diện tích đất có mặt nước ở những vùng ven biển được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối.

Khác với đất có mặt nước nội địa, loại đất này thường tập trung ở vùng ven biển nên ngoài mục đích nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp còn có thể khai thác sử dụng vào mục đích làm muối, sản xuất lâm nghiệp như trồng và bảo vệ rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát…

Loại đất này cần phải có quy hoạch cụ thể cho việc sử dụng đồng thời chú trọng tới các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất.

Trên thực tế hiện nay, việc sử dụng loại đất này thường mang tính tự phát không có quy hoạch chặt chẽ hoặc quy hoạch đi sau nên người dân hoàn toàn tự ý chuyển đổi từ cơ cấu cây trồng sang vật nuôi.

Vùng này bắt chước vùng kia nuôi trồng cho dù điều kiện môi trường, thổ nhưỡng không phù hợp dẫn đến thiệt hại rất nhiều. Chính vì vậy, Điều 140 Luật đất đai năm 2013 đưa ra cơ chế sử dụng tương đối chặt chẽ đối với loại đất này như sau:

– Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, phi nông nghiệp. 

– Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây: 

+ Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 

+ Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển; 

+ Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;

+ Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển. 

Các quy định về đất bãi bồi ven sông, ven biển

Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển. 

Theo Điều 141 Luật đất đai năm 2013, việc sử dụng quỹ đất này được quy định như sau: 

– Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào thì do UBND xã, phường, thị trấn đó quản lí. 

Đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt lở do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lí và bảo vệ. 

– Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phi nông nghiệp. 

– Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển trước ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2014) để sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn giao đất còn lại.

Khi hết thời hạn giao đất nếu có nhu cầu sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không vi phạm pháp luật đất đai thì Nhà nước xem xét cho thuê đất. 

– Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi