Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Quy định trình độ lý luận chính trị
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 17738 Lượt xem

Quy định trình độ lý luận chính trị

Lấy nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ thống trường chính trị của Đảng (trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị (số môn, số tiết) đã được học của cán bộ, đảng viên.

Việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên. Như vậy, trình độ lý luận chính trị là gì. Pháp luật hiện hành quy định trình độ lý luận chính trị như nào? Hãy cũng chúng tôi làm rõ vấn đề này thông qua bài viết Quy định trình độ lý luận chính trị dưới đây:

Nguyên tắc xác định trình độ lý luận chính trị

Lấy nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ thống trường chính trị của Đảng (trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị (số môn, số tiết) đã được học của cán bộ, đảng viên.

Thẩm quyền, trách nhiệm xác định trình độ lý luận chính trị

– Ban tổ chức của cấp uỷ cấp huyện và tương đương; ban tổ chức của cấp uỷ cấp tỉnh và tương đương; cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương có trách nhiệm lập danh sách cán bộ, đảng viên có yêu cầu đề nghị xác định trình độ lý luận chính trị và chuyển đến cơ sở đào tạo theo phân cấp đối tượng và địa bàn đào tạo.

– Trên cơ sở danh sách đề nghị của ban tổ chức cấp uỷ các cấp, cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương, các cơ sở đào tạo (Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy xác nhận. Nếu nội dung, chương trình đã học tương đương với chương trình nào thì căn cứ vào đó để cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị.

– Các trường hợp đã được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12 QĐ/TC-TTVH  ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho đến thời điểm Quy định này có hiệu lực thì không tiến hành xác định lại.

– Việc đối chiếu, xem xét, xác định trình độ lý luận chính trị được tiến hành theo định kỳ, mỗi năm một lần. Mẫu giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị do Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quy định, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Đối tượng được công nhận trình độ lý luận chính trị

Là cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nay có nhu cầu được xác định trình độ lý luận chính trị.

Đối tượng được công nhận có trình độ cao cấp lý luận chính trị bao gồm:

– Người có bằng đại học chính trị, đại học chuyên ngành Mác-Lênin (Triết học Mác-Lênin, Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Lịch sử Đảng), đại học chuyên ngành tư tưởng – văn hóa, đại học chuyên ngành tổ chức.

– Người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cán bộ cấp chiến thuật – chiến dịch nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quản lý – Chỉ huy quân sự (Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị – Quân sự, Học viện Lục quân, Học viện Khoa học quân sự).

– Người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đối tượng được công nhận có trình độ trung cấp lý luận chính trị là:

– Người đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng của các trường thuộc chuyên ngành Kinh tế – Quản trị, kinh doanh, Khoa học Xã hội và Nhân văn ở trong nước.

– Người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình trung học chính trị tại các trường chính trị tỉnh, thành và ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị.

– Người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cơ sở tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Người tốt nghiệp hệ dài hạn (từ 2 năm trở lên) không phải chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các phân hiệu Nguyễn Ái Quốc và các trường Đảng khu vực (trước đây) và phân viện Hà Nội, phân viện Đà Nẵng, phân viện thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Báo chí và Tuyên truyền.

– Người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và tiến sĩ khoa học (phó tiến sĩ và tiến sĩ cũ) ở trong nước và ở các nước XHCN.

– Người có bằng thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành Kinh tế – Quản trị, kinh doanh ở trong nước.

– Người đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo sĩ quan, Quản lý – Chỉ huy quân sự, Công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật – chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật.

Đối tượng được công nhận có trình độ sơ cấp lý luận chính trị gồm:

– Người đã tốt nghiệp các học viện, trường đại học, cao đẳng trong nước (trừ những trường hợp được quy định ở Điểm 2), những người tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp khối ngành kinh tế, những người tốt nghiệp các trường trung cấp quân đội, Công an.

– Người đã tốt nghiệp các học viện, trường quân đội cấp phân đội không thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, quản lý, chỉ huy quân sự, Công an.

Ý nghĩa việc xác định trình độ lý luận chính trị

Việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quy định trình độ lý luận chính trị. Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến các vấn đề pháp lý mong quý độc giả đặt câu hỏi cho chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc của mình.

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi