Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Quy định của pháp luật về sử dụng đất rừng như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 857 Lượt xem

Quy định của pháp luật về sử dụng đất rừng như thế nào?

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu, có khả năng tái tạo, góp phần điều hoà môi trường sinh thái, có giá trị to lớn trong đời sống con người cũng như trong việc phát triển kinh tế đất nước.

Các quy định về đất rừng

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 có ba loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Những loại đất này nằm trong vốn đất lâm nghiệp trước đây theo quy định của Luật đất đai năm 1993. 

– Rừng sản xuất: Được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. 

– Rừng phòng hộ: Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. 

– Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.

Hiện nay, quỹ đất lâm nghiệp ở nước ta có khoảng 11,580 triệu ha (chiếm 35,17% diện tích đất tự nhiên) so với tiềm năng dự báo trữ lượng đất lâm nghiệp có thể khai thác (khoảng 19 triệu ha) đã khai thác được 57%.

Đất lâm nghiệp được phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung phần lớn tại vùng Tây Bắc và Đông Nam bộ. Đất lâm nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi phần lớn loại đất này là đất có rừng.

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu, có khả năng tái tạo, góp phần điều hoà môi trường sinh thái, có giá trị to lớn trong đời sống con người cũng như trong việc phát triển kinh tế đất nước.

Có thể nói rằng rừng là chiếc ô bảo vệ mặt đất. Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được khoảng 30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ một phạm vi đất đai gấp hơn hai lần chiều cao của cây.

Khi trời mưa do tán lá cây hứng đỡ nên nước mưa không trực tiếp xối xuống mặt đất, điều này có ý nghĩa rất to lớn đối với việc phòng chống xói mòn, bảo vệ lớp đất màu mỡ trên mặt đất. Như vậy, quỹ đất lâm nghiệp ngoài việc dùng để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nói chung còn nhằm bảo đảm môi trường bền vững. 

Hiện nay, nạn phá rừng, khai thác rừng bừa bãi đã trở nên trầm trọng không chỉ ở nước ta mà ở khắp nơi trên thế giới. Hiện tượng xói mòn, sa mạc hoá đất đai, nạn khai thác, sử dụng đất tuỳ tiện đang làm giảm nhanh hơn các diện tích đất trồng trọt.

Hàng năm trên thế giới mất đi từ 10 đến 17 triệu ha rừng do bị phá, đó là thực tế không thể phủ nhận, cũng vì vậy mà mỗi năm có đến hơn 6.000 loài cây con bị xoá trên hành tinh và trong tương lai không xa, tổng số loài cây bị mất trên thế giới sẽ không nhỏ.

Nạn ô nhiễm công nghiệp tại các nước đang phát triển, sự nghèo khổ ở các nước chậm phát triển cộng với việc phá rừng làm cho cân bằng sinh thái trở nên càng mong manh. 

Ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay, diện tích rừng theo thống kê đã bắt đầu tăng do khoanh nuôi tự nhiên và trồng rừng (theo dự án 327). Nhà nước đã có chính sách đẩy mạnh việc giao đất, khoán rừng, góp phần bảo vệ rừng tự nhiên, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, trồng mới trên đất trống đồi núi trọc.

Việc giao đất, giao rừng đã góp phần ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng nghiêm trọng. Kết quả là diện tích đất có rừng liên tục tăng đưa độ che phủ rừng từ 28,38% năm 1990 lên 35,91% năm 2001 và 39,5% năm 2010.

Diện tích đất chưa sử dụng của cả nước từng bước được khai thác đưa vào trồng rừng một cách hợp lí, đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường. 

Quy định của pháp luật về việc sử dụng đất rừng

Theo quy định tại các điều 135, 136, 137 Luật đất đai năm 2013, chế độ sử dụng đất rừng được thực hiện như sau: 

Đất rừng sản xuất 

Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lí rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây: 

– Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định của Luật đất đai để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất; 

– Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng; 

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a, b quy định trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm. 

– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng. 

–  Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. 

Đất rừng phòng hộ 

Bên cạnh lợi ích kinh tế, người ta còn nhấn mạnh đến lợi ích vô cùng quan trọng nữa của rừng đó là lợi ích về phòng hộ, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước… 

Khác với rừng sản xuất, đặc trưng của rừng phòng hộ thiên về mục đích bảo vệ môi trường. Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy nên từng loại đất rừng phòng hộ được quy định ở từng khu vực khác nhau, có chức năng phòng hộ đặc thù, bao gồm: 

– Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;

– Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

– Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

– Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. 

Xuất phát từ mục đích bảo vệ môi trường, về quy mô phát triển và sự cần thiết đầu tư lớn trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

Nhà nước giao trực tiếp giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Trên cơ sở đó cho phép phát sinh quan hệ giao khoán đất rừng giữa tổ chức quản lí rừng với hộ gia đình, cá nhân tại địa phương, cụ thể: 

– Tổ chức quản lý rừng phòng hộ, giao khoán đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng. UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng. 

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lí và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 

– UBND cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng. 

– Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. 

Đất rừng đặc dụng 

Cũng giống như đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng được Nhà nước giao trực tiếp cho tổ chức quản lí rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 

Việc sử dụng đất rừng đặc dụng được triển khai như sau: 

– Tổ chức quản lí rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng, 

– Tổ chức quản lí rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng; 

– UBND cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 

– UBND cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi