Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1322 Lượt xem

Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai. 

Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Nếu tranh chấp đất đai là hiện tượng thường xảy ra trong xã hội ở bất kì thời đại nào thì hai phạm trù khiếu nại và tố cáo cũng xuất hiện từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự ra đời của nhà nước và có hiện tượng vi phạm pháp luật. 

Trước hết cần phải hiểu khiếu nại, tố cáo là hai vấn đề khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau, đều phản ánh những mâu thuẫn, bất bình trong các mối quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước với công dân, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tập thể, giữa người này với người khác… Công tác xét giải quyết khiếu tố nhằm giải quyết những vấn đề đó. 

Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai. 

Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyết định hành chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai bao gồm: Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ;

Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành chính trong quản lí đất đại bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói trên. 

Tố cáo về đất đai là sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các đơn vị đó hoặc của những người khác, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất.

Ví dụ: Tố cáo việc UBND xã bán đất trái phép; UBND huyện giao đất không đúng thẩm quyền; người sử dụng đất sử dụng sai mục đích, huỷ hoại đất đai.

Tóm lại, khiếu nại, tố cáo về đất đai là việc công dân (cơ quan, tổ chức) đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét kết luận về nội dung tố cáo.

Hoặc xem xét lại những quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng những hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. 

Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, cùng một lá đơn nhưng đương sự đề cập cả khiếu nại và tố cáo, do tố cáo mà sinh ra khiếu nại, lấy khiếu nại để yêu cầu giải quyết việc tố cáo.

Chính vì vậy, cần tìm hiểu sâu sắc và đầy đủ mối quan hệ này để có phương pháp giải quyết hợp lí, đúng thẩm quyền, đảm bảo cho quyền khiếu nại – tố cáo của công dân được thực hiện. 

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc khiếu nại, tố cáo về đất đai 

Quyền khiếu nại, tố cáo của người sử dụng đất 

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của người dân được pháp luật ghi nhận. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật…”. 

Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến QSDĐ hợp pháp của mình, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai. 

– Đối với người khiếu nại: 

+ Được quyền tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;

+ Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lí để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại; 

+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; 

+ Được quyền khiếu nại tiếp hoặc rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết; 

– Đối với người tố cáo: 

+ Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; 

+Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;

+Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; 

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù. 

Nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ khiếu nại, tố cáo 

Người sử dụng đất phải chịu trách nhiệm về nội dung khiếu – tố của mình. 

+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; 

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. 

– Đối với người tố cáo:

+ Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;

+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật. 

Như vậy, nguyên nhân phát sinh khiếu nại là khi quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại bị xâm phạm, còn nguyên nhân làm phát sinh tố cáo có nội dung rộng hơn.

Hành vi cần phải tố cáo không chỉ xâm phạm đến quyền tố cáo mà còn gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của người khác.

Do đó, khiếu nại, tố cáo về đất đai vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của người sử dụng đất trước xã hội đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi