Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ những nguồn nào?
  • Thứ năm, 14/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8189 Lượt xem

Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ những nguồn nào?

Hàng tháng tôi phải đóng bảo hiểm xã hội, có phải quỹ bảo hiểm xã hội chỉ hình thành do nguồn đóng từ người lao động hay không? Luật sư cho tôi hỏi quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ những nguồn nào?

Câu hỏi:

Kính thưa Luật sư. Tôi sống ở Bắc Giang, hàng tháng tôi phải đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở tiền lương. Tôi có thắc mắc là như vậy thì quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ những nguồn nào, có phải chỉ do người lao động chúng tôi đóng hay không? Cảm ơn Luật sư 

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Luật sư của Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ những nguồn nào?

–  Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội:

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 : “Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.“

Thứ hai, theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội gồm:

+ Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

+ Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này.

+ Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

+ Hỗ trợ của Nhà nước.

+ Các nguồn thu hợp pháp khác.

Như vậy, có thể thấy quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ 5 nguồn trên. Phần lớn các nước trên thế giới đều quy định quỹ bảo hiểm hình thành từ các nguồn trên.

Người sử dụng lao động đóng góp một phần quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động nhằm tránh những thiệt hại lớn khi có những sự cố xảy ra như đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao động hay khi có rủi ro xảy ra với người lao động; bên cạnh đó còn giảm bớt đi sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn chứa đựng đầy những mâu thuẫn, tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Người lao động đóng góp một phần vào quỹ bảo hiểm xã hội nhằm một phần gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, bên cạnh đó còn có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của họ một cách chặt chẽ. 

Nhà nước tham gia đóng góp một phần vào quỹ bảo hiểm xã hội trên cương vị của người quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế ổn định xã hội. Do mối quan hệ giữa chủ – thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên không thể tự giải quyết được. Nhà nước buộc phải tham gia nhằm hài hòa mọi mâu thuẫn của hai bên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật. Không chỉ có như vậy nhà nước còn hỗ trợ thêm vào quỹ bảo hiểm xã hội giúp cho hoạt động bảo hiểm xã hội được ổn định.

–  Về nguyên tắc bảo hiểm xã hội:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:” Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.”

–  Về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội: 

Theo Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như sau: 

1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.

2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật này.

Nói tóm lại, quỹ bảo hiểm hình thành từ các nguồn: Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này; người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; hỗ trợ của Nhà nước; Các nguồn thu hợp pháp khác.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi