Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7555 Lượt xem

Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội hiện nay.

Hiện nay, nguyên tắc tập trung dân chủ được coi là vấn đề mang tính đặc trưng trong tổ chức, hoạt động  của Đảng và Nhà nước. Vậy các nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước như thế nào?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước và phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.

Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

Thứ nhất: Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Hiến pháp của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Người dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó. Điều này được ghi nhận tại Điều 8 – Hiến pháp năm 2013:

Điều 8:

1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan lưu, hách dịch, cửa quyền.

Để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương đã được hình thành. Trong tổ chức và hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp.

Cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp.

Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao cho nó quyền hành pháp. Ở địa phương, các ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ.

Trong hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Tất cả sự phụ thuộc nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động.

Thứ hai: Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với Trung ương

Sự phục tùng này đảm bảo cho cấp trên và Trung ương tập trung quyền lực để chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn tới việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lý tập trung của Trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương.

Thứ ba: Việc phân cấp quản lý

Việc phân cấp quản lý phải đảm bảo cho Trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.

Mạnh dạn giao quyền cho các địa phương, các đơn vị cơ sở để phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lý, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành mọi nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó.

Thứ tư: Hướng về cơ sở

Hướng về cơ ở chính là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lý tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa – xã hội trực thuộc. Các đơn vị đó, trước hết là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp sản xuất ra của cái vật chất, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất và tinh thần.

Thứ năm: Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất.

Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích cùng lãnh thổ.

Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay

– Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong quản lý hành chính nhà nước thì nguyên tắc này dảm bảo cho sự tập trung quyền lực nhà nước vào taychur thể quản lý để điều hành, chỉ đạo viẹc thực hiện chính sách pháp luật một cách thống nhất, đồng thời nguyên tắc này đảm bảo việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật. Từ đó, giúp cho công tác quản lý hành chính nhà nước đạt được những hiệu quả tốt trong việc tăng hiệu quả hoạt động của công tác quản lý hành chính nhà nước.

– Giải pháp hoàn thiện nền hành chính dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ

Cần phải thực hiện mạnh mẽ chỉ đạo của Đảng và Bộ chính trị trong việc cải cách hành chính, lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá trên tinh thần tinh giản bộ máy hành chính nhằm giảm bớt các khâu trung gian và những cơ quan hoạt động không hiệu quả. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để nhân dân được biết nhằm tránh tệ nạn hách dịch, cửa quyền, xóa bỏ văn hóa “phong bì” đã làm xấu hình ảnh của bộ máy hành chính nhà nước.

Cần tinh giảm biên chế cán bộ, công chức nhà nước làm việc không hiệu quả. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như đạo đức của cán bộ, công chức để hoạt động hiệu quả.

– Đẩy mạnh phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, cải thiện đời sống cho nhân dân, đặc biệt quan tâm tới đội ngũ cán bộ, công chức để họ ổn định cuộc sống, làm giàu bằng sự đóng góp xứng đáng của mình, hoàn thành trọng trách cao cả mà nhân dân giao phó.

Như vậy, trên đây là một số nội dung phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi