Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4212 Lượt xem

Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, hoạt động thanh tra được chia thành hai loại hoạt động bao gồm: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Đây là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất về thanh tra theo quy định của Nhà nước về thanh tra.

Ở bất cứ một quốc gia nào bộ máy thanh tra cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, tổ chức và quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy Nhà nước giúp kiểm tra, xem xét, đánh giá mức độ việc chấp hành chính sách pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên mỗi cơ quan thanh tra có chức năng quyền hạn riêng. Nhiều bạn đọc quan tâm không biết Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ra sao.

Nhằm giải đáp vấn đề Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành mời bạn đọc theo dõi nội dung của chúng tôi để có câu trả lời.

Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là gì?

Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, hoạt động thanh tra được chia thành hai loại hoạt động bao gồm: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Đây là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất về thanh tra theo quy định của Nhà nước về thanh tra.

Căn cứ theo quy định tại điều 3 luật Thanh tra năm 2010 giải đáp về hai khái niệm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành như sau:

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Ví dụ: Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai 09 cuộc thanh tra hành chính vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra sai phạm như công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự; việc quản lý, sử dụng kinh phí được trích lại từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ… phát hiện nhiều tồn tại, thiếu sót trên các lĩnh vực, đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chấn chỉnh, khắc phục 43 vấn đề, kiến nghị Bộ Công an 15 nội dung.

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Ví dụ: Thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội như trong 6 tháng đầu năm 2019, ngành Bảo hiểm xã hội đã thực hiện tốt chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội , bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Qua đó, đã chấn chỉnh những tồn tại, vi phạm, đề ra những biện pháp để các đơn vị kịp thời khắc phục, sửa chữa.

Vậy cụ thể thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành khác nhau ra sao mời bạn đọc quan tâm theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

Một số điểm Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành chính được Luật Hoàng Phi xin đưa ra làm rõ để bạn đọc thấy được sự khác biệt như sau.

Thứ nhất: Về tính chất

+ Thanh tra hành chính mang tính chất nội bộ hệ thống.

+ Thanh tra chuyên ngành mang tính theo ngành, lĩnh vực

Thứ hai: Về thẩm quyền thanh tra

+ Đối với Thanh tra hành chính thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Thanh tra năm 2010 thì  Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác.

+ Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thanh tra năm 2010 thì thẩm quyền thanh tra chuyên ngành do Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra

Thứ ba: Đối tượng thanh tra

+ Thanh tra hành chính có đối tượng là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có quan hệ về mặt tổ chức với cơ quan quản lý.

+ Còn thanh tra chuyên ngành đối tượng thanh tra là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành,lĩnh vực, chuyên môn

Thứ tư: Về phạm vi thanh tra

+ Thanh tra hành chính có phạm vi rộng, bao gồm toàn bộ hoạt động của tất cả các cơ quan hành chính các cấp và các ngành, lĩnh vực trực thuộc cơ quan có quyền thanh tra trên phạm vi toàn quốc hoặc ở địa phương hoặc ngành, lĩnh vực.

+ Trong khi đó thanh tra chuyên ngành phạm vi là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực

Thứ năm: Về thời hạn thanh tra

+ Thời hạn thanh tra của Thanh tra hành chính được căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Thanh tra năm 2010 với quy định Thanh tra Chính phủ tiến hành: không quá 60 ngày, có thể kéo dài không quá 90 ngày. Trường hợp đặc biệt không quá 150 ngày. Thanh tra Tỉnh, Bộ tiến hành: không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày. Thanh tra huyện: không quá 30 ngày, kéo dài không quá 45 ngày.

+ Thời hạn thanh tra của Thanh tra chuyên ngành theo căn cứ điều 56 Luật Thanh tra 2010; Điều 16, 30 Nghị định 07/2012/NĐ-CP Đối với đoàn thanh tra:

Thanh tra cấp trung ương (bộ, tổng cục, cục thuộc bộ): không quá 45 ngày, có thể kéo dài không quá 70 ngày

Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; nhưng không quá 45 ngày.

Thanh tra độc lập: Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiến hành thanh tra. Gia hạn không quá 5 ngày.

Ý nghĩa thanh tra

Dù là thanh tra hành chính hay thanh tra chuyên ngành thì mục đích của thanh tra là phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó có thể thấy thanh tra có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi