Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Phân biệt kháng cáo và kháng nghị
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1920 Lượt xem

Phân biệt kháng cáo và kháng nghị

Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng, chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án, quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.

Có thể thấy trong tố tụng hình sự thì kháng nghị và kháng cáo được xem là hai thủ tục quan trọng và được tiến hành rất phổ biến trong các vụ án hình sự. Điều này nhằm bảo đảm cho việc xét xử vụ án chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai sót trong bản án, quyết định của Tòa án.

Giữa kháng cáo và kháng nghị có điểm nào giống và khác nhau là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Cùng theo dõi bài viết say đây để có câu trả lời cho câu hỏi Phân biệt kháng cáo và kháng nghị.

Khái niệm kháng cáo và kháng nghị?

Trước khi Phân biệt kháng cáo và kháng nghị bài viết xin đưa ra nội dung về khái niệm kháng cáo và kháng nghị để bạn đọc có cái nhìn đánh giá chung.

Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng, chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án, quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm (Kháng cáo có thể được thực hiện trong cả tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính). Cụ thể Kháng cáo trong tố tụng hình sự là việc đương sự không đồng ý với phán quyết của Tòa án sơ thẩm sẽ có quyền chống án, yêu cầu Tòa cấp trên xét xử thêm một lần nữa theo trình tự phúc thẩm trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án.

Hành vi tố tụng người có thẩm quyền, phản đối một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa được gọi là kháng nghị. Mục đích của nó là đảm bảo việc xét xử được chính xác, công bằng và sửa chữa những sai lầm trong quyết định của Tòa án.

Điểm giống nhau giữa kháng cáo và kháng nghị

Có thể thấy kháng cáo và kháng nghị là quyền đề nghị Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện Kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Kháng cáo và kháng nghị là  một thủ tục trong quá trình tố tụng, được thực hiện bởi một số chủ thể nhất định mới có quyền kháng cáo, kháng nghị.

Ngoài ra việc kháng cáo hay kháng nghị đều được thực hiện nhằm đảo bảo vụ án được diễn ra đúng pháp luật, đúng người đúng tối.

Sự khác nhau giữa kháng cáo và kháng nghị

Giữa kháng cáo và kháng nghị dù có những điểm chung nhưng đây là hai thuật ngữ khác nhau và rất dễ nhầm lẫn trong thực tế. Luật Hoàng Phi xin đưa ra một số điểm phân biệt kháng cáo và kháng nghị cụ thể như sau:

Tiêu chí phân biệt

Kháng cáo

Kháng nghị

Căn cứ pháp luật

Được quy định tại các điều 331, 332, 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.Được quy định tại điều 336, 337 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Hình thức

Chủ thể thực hiện kháng cáo lên toà phúc thẩmĐược thực hiện qua 03 hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chủ thể thực hiện

 Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

 

 – Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp.

– Đối với Giám đốc thẩm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

– Đối với Tái thẩm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

 

Thời hạn

– Đối với bản án sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày tuyên án;

– Đối với quyết định sơ thẩm: 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định;

–, Trường hợp quá hạn cần do hội đồng 03 Thẩm phán xem xét.

– Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm:

+ Viện kiểm sát cùng cấp: 15 ngày;

+ Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp: 30 ngày;

– Đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:

+ Viện kiểm sát cùng cấp: 07 ngày;

+ Viện kiểm sát cấp trên: 15 ngày;

Nội dung

Thể hiện bằng Đơn kháng cáo với các nội dung:

– Ngày, tháng, năm làm đơn;

– Họ tên, địa chỉ người kháng cáo;

– Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo;

Thể hiện bằng quyết định kháng nghị với các nội dung:

– Ngày, tháng, năm ra quyết định, số của quyết định kháng nghị;

– Tên Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;

– Kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;

– Lý do, căn cứ và yêu cầu của Viện kiểm sát;

– Họ tên, chức vụ của người ký quyết định;

Phạm vi

– Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

– Phần bản án, quyết định liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự;

– Căn cứ mà bản án xác định không có tội;

– Áp dụng trong thủ tục phúc thẩm.

– Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

– Áp dụng trong thủ tục: Phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

 

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Phân biệt kháng cáo và kháng nghị đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý độc giả đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi