Kháng nghị là gì? Thời hạn kháng nghị?
Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án thì có thể sẽ xảy ra sai sót, vì vậy mà Pháp luật đã quy định các chủ thể nhất định sẽ có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa nhằm đảm bảo sự công bằng cho những chủ thể có liên quan.
Vây Kháng nghị là gì? Pháp luật quy định những chủ thể nào có quyền kháng nghị? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vẫn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.
Kháng nghị là gì?
Kháng nghị là hành vi tố tụng của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm phản đối toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án.
Mục đích của kháng nghị là nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án được chính xác, kịp thời sửa chữa nếu có sai lầm xảy ra trong bản án, quyết định nhằm đảm bảo sự công bằng cho các chủ thể có liên quan đến bản án, quyết định của Tòa.
Kháng nghị là hoạt động áp dụng đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực thi hành hoặc đã có hiệu lực thi hành nhưng trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử đã phát hiện sai sót, hay có những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung bản án.
Hiện nay pháp luật quy định có 3 hình thức kháng nghị là: Kháng nghị phúc thẩm, kháng nghị Giám đốc thẩm và kháng nghị tái thẩm.
Ngoài việc giải đáp giúp Qúy khách về Kháng nghị là gì? Với nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác về vấn đề này theo quy định pháp luật hiện hành.
Thẩm quyền kháng nghỉ?
Hiện nay pháp luật quy định về các chủ thể có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án, bao gồm:
– Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp sẽ có quyền kháng nghị ở cấp phúc thẩm;
– Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự cấp trung ương, Viện trưởng VKS quân sự cấp trung ương, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao sẽ có thẩm quyền kháng nghị ở giám đốc thẩm;
– Viện trưởng của VKSND tối cao, VKS Quân sự cấp trung ương, VKSND cấp cao kháng nghị ở tái thẩm.
Căn cứ kháng nghị?
Việc kháng nghị sẽ được thực hiện theo căn cứ sau đây:
Những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
– Trường hợp kháng nghị Giám đốc thẩm:
+ Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
– Trường hợp Tái thẩm:
+ Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
+ Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
+ Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
+ Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Thời hạn kháng nghị
– Kháng nghị theo Phúc thẩm thì thời hạn được xác định như sau:
+ Kháng nghị đối với bản án sơ thẩm thì Viện kiểm sát cùng cấp có thời hạn 15 ngày, Viện kiểm sát cấp trên có thời hạn 30 ngày được xác định từ ngày Tòa tuyên án thì được quyền kháng nghị.
+ Với quyết định sơ thẩm thì Viện kiểm sát cùng cấp có 7 ngày và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có 15 ngày để kháng nghị.
– Ở Giám đốc thẩm thì thời hạn được xác định như sau:
+ Nếu nội dung kháng nghị không có lợi cho người bị kết án thì thời hạn kháng nghị được xác định là trong vòng 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực thi hành.
+ Ngược lại nếu theo hướng có lợi cho người bị kết án thì thời hạn kháng nghị được không hạn chế, được thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi đã thi hành án tử hình
+ Đối với kháng nghị liên quan đến việc dân sự trong vụ án hình sự thì thời hạn sẽ được xác định dựa vào luật tố tụng dân sự
– Trong Tái thẩm thì thời hạn kháng nghị cũng được chia thành các trường hợp như:
+ Nếu việc kháng nghị không có lợi cho người bị kết án thì thời hạn kháng nghị chỉ được diễn ra trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không được 1 năm kể từ ngày có phát hiện về tình tiết mới.
+ Nếu theo hướng có lợi cho người bị kết án thì thời hạn kháng nghị cũng sẽ không bị hạn chế.
+ Đối với kháng nghị về việc dân sự trong vụ án hình sự thì tiếp tục căn cứ theo luật tố tụng dân sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Kháng nghị là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 6557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Quy trình bầu ban quản trị nhà chung cư?
Ban quản trị nhà chung cư là đại diện của các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này quản lý, sử dụng nhà chung...
Ngân hàng có được phép tiết lộ thông tin khách hàng?
Hành vi làm lộ thông tin khách hàng (tài khoản ngân hàng) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo đó, hình phạt cho tội này có thể lên đến 7 năm...
So sánh cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu đối với một số cổ phần của công ty...
Hợp đồng gia công là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện một công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền...
Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không?
Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp....
Xem thêm