Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Phân biệt biển cấm dừng và biển cấm đỗ
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 47651 Lượt xem

Phân biệt biển cấm dừng và biển cấm đỗ

Theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ), có 5 nhóm biển báo giao thông cơ bản cơ bản, đó là: Biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn, biển phụ, biển viết bằng chữ.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và vận hành hệ thống giao thông một cách thuận tiện, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã quy định rõ các quy tắc giao thông. Khi tham gia giao thông, mỗi người cần hiểu rõ và nâng cao ý thức tuân thủ chặt chẽ các quy định, trong đó có các quy định về biển báo giao thông.

Để giải đáp các thắc mắc liên quan đến biển báo giao thông, mời theo dõi bài viết Phân biệt biển cấm dừng và biển cấm đỗ sau đây.

Các loại biển báo giao thông

Theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ), có 5 nhóm biển báo giao thông cơ bản cơ bản, đó là: Biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn, biển phụ, biển viết bằng chữ. Trong đó:

Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.

Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung các nhóm biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn; hoặc được sử dụng độc lập.

Trong các loại biển báo, biển cấm dừng và biển cấm đỗ thường gây nhầm lẫn đối với người tham gia giao thông. Để phân biệt rõ hai biển bảo này, mời theo dõi phần tiếp theo.

Phân biệt biển cấm dừng và biển cấm đỗ

Trước khi Phân biệt biển cấm dừng và biển cấm đỗ, trước hết cần hiểu rõ khái niệm dừng xe và đỗ xe là gì? Nhằm giúp người tham gia giao thông dễ hiểu và áp dụng thống nhất,  khoản 1 và khoản 2 điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ định nghĩa của hai khái niệm này, trong đó:

Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

–  Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Bên cạnh đó cần lưu ý hai điểm sau đây:

(1) Khi dừng xe, tài xế không được tắt máy xe, không được rời khỏi vị trí đồng thời phải bật đèn cảnh báo.

(2) Khi đỗ xe, tài xế chỉ được phép rời khỏi xe khi thực hiện các biện pháp an toàn.

Biển báo giao thông của Việt Nam | Tổng hợp đầy đủ nhất năm 2020 - MOTOGO

Từ định nghĩa dừng xe và đỗ xe giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của biển cấm dừng và cấm đỗ theo bảng dưới đây:

Tiêu chí

Biển cấm dừng và đỗ xe

Biển cấm đỗ

Biển số

Biển số P.130:– Biển P.131a:

– Biển P.131b:

      – Biển P.131c:      

Ý nghĩa

Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, trừ các xe được ưu tiên theo quy địnhĐể báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định

Hiệu lực

– Biển có hiệu lực        cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Đối với các loại xe ôtô buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.

– Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng)

– Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.

– Biển số P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ và biển số P.131c vào những ngày chẵn.

 

Lưu ý

Tuyệt đối không được dừng và đỗ xeNơi có biển cấm đỗ xe thì người lái vẫn có thể dừng xe, tuy nhiên chỉ được dừng trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành, biển cấm dừng và biển cấm đỗ đều có hình tròn, viền màu đỏ và nền màu xanh. Tuy nhiên với các hình vẽ khác nhau, biển cấm dừng và biển cấm đỗ biểu thị những ý nghĩa và hiệu lực khác nhau đòi hỏi người tham gia giao thông cần phân biệt rõ để áp dụng đúng quy định.

Qua bài viết Phân biệt biển cấm dừng và biển cấm đỗ, thấy được rằng các biển báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho giao thông được vận hành có nguyên tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông. Do đó, mỗi người cần có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông. Chúng tôi mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi