Nơi cư trú là gì?
Khi cá nhân không có nơi cư trú thường xuyên sinh sống và không có hộ khẩu thường trú, thì nơi cư trú là nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú, hoặc là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc phần lớn tài sản của cá nhân đó
Việc xác định nơi cư trú là một việc có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như sinh hoạt của con người. Việc xác định nơi cư trú giúp công dân thực hiện các hoạt động xã hội mà còn là nơi cá nhân thực hiện, xác lập và chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những kiến thức cơ bản liên quan tới nơi cư trú là gì?
Nơi cư trú là gì?
Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, theo đó nơi cư trú công dân được xác định gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, việc đăng ký thường trú và tạm trú phải thực hiện theo các thủ tục của quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 – Điều 12 – Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) cụ thể các cụm từ: chỗ ở hợp pháp, nơi thường trú và tạm trú được hiểu như sau:
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Đối với chỗ ở hợp pháp dó thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
Chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật Cư trú bao gồm:
+ Nhà ở.
+ Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của Hộ gia đình, cá nhân.
+ Nhà khác không thuộc điểm a, điểm b khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của Hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú
Sau khi tìm hiểu về nơi cư trú là gì? thì sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị về trường hợp không xác định được nơi cư trú, căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 12 – Luật cư trú năm 2006:
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 – Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP thì không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm nhưng người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.
Do đó, trong trường hợp này, đối tượng được xác định thường xuyên sinh sống tại nơi thường trú (hoặc tạm trú) thì không thể coi là đối tượng không có nơi cư trú ổn định mặc dù đối tượng di chuyển đến địa phương khác trong thời gian ngắn.
Như vậy, trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 – Điều 12 Luật cư trú năm 2006 trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
Những trường hợp không cần tiến hành đăng ký thường trú khi chuyển chỗ ở
Theo đó, pháp luật quy định những trường hợp không cần đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc các trường hợp như sau:
+ Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng.
+ Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép.
+ Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cah, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau).
+ Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nơi cư trú của cá nhân
Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam là một quyền quan trọng của cá nhân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.
Một số quy định về nơi cư trú của cá nhân:
Khi cá nhân không có nơi cư trú thường xuyên sinh sống và không có hộ khẩu thường trú, thì nơi cư trú là nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú, hoặc là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc phần lớn tài sản của cá nhân đó.
Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha mẹ; nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau, thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ mà người đó thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên tư đủ mười năm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha mẹ nếu được cha mẹ đồng ý.
Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi mà vợ, chồng thường xuyên sống chung. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thỏa thuận.
Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị đóng quân; nơi cư trú của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng là nơi đơn vị đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú.
Nơi cư trú đối với người hành nghề lưu động trên tàu thuyền, phương tiện hành nghề lưu động là nơi đăng ký tàu thuyền, phương tiện đó, nếu họ không có nơi sinh sống thường xuyên và không có hộ khẩu thường trú.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến nơi cư trú là gì?, những trường hợp không cần tiến hành đăng ký thường trú khi chuyển chỗ ở, trường hợp không xác định được nơi cư trú, nơi cư trú của cá nhân. Mọi thắc mắc liên quan mười quý vị liên hệ qua hotline 1900 6557 để được giải đáp nhanh nhất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào?
Tước giấy phép lái xe được hiểu là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép lái xe tức là vi phạm quy định về giao thông đường bộ. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép....
Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì?
Có thể hiểu, tài sản được cá nhân vi phạm sử dụng trực tiếp, có liên quan đến hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính được coi là tang...
Lấy xe trước 7 ngày khi bị phạt được không?
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm...
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương...
Quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp...
Xem thêm