Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2317 Lượt xem

Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Vậy những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?

Thẻ căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân phải có đối với mỗi công dân Việt Nam. Bởi nó là loại giấy tờ cần thiết chứng minh lai lịch của một người khi làm các thủ tục với cơ quan nhà nước, ngân hàng hay với một cá nhân, tổ chức nào đó. Vậy căn cước công dân có những thông tin gì? Những trường hợp không được cấp căn cước công dân?

Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014.

Khi làm thẻ căn cước công dân, công dân có các quyền như sau:

– Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;

– Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;

– Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân;

– Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Bên cạnh các quyền, công dân còn có những nghĩa vụ sau:

– Chấp hành quy định của Luật căn cước công dân và pháp luật có liên quan;

– Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật căn cước công dân;

– Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật căn cước công dân và pháp luật có liên quan;

– Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;

– Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;

– Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật căn cước công dân.

Nội dung thẻ căn cước công dân

Trên một thẻ căn cước công dân sẽ hiển thị các thông tin như sau:

– Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

– Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Trường hợp nào không được cấp căn cước công dân?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì “Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.”. Vì thế, công dân là người Việt Nam từ đủ 14 tuổi sẽ làm thủ tục đề nghị cấp căn cước công dân.

Có bắt buộc phải làm căn cước công dân khi còn chứng minh thư nhân dân không?

Như chúng tôi đã nêu ở trên, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được làm thủ tục đề nghị cấp căn cước công dân. Bên cạnh đó, người có căn cước công dân thuộc các trường hợp sau phải làm thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

– Khi công dân có yêu cầu.

Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất thẻ Căn cước công dân;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Và theo Điều 38 Luật Căn cước công dân có nội dung quy định chứng minh thư nhân dân đã được cấp trước ngày luật căn cước công dân có hiệu lực mà vẫn còn giá trị sẽ được sử dụng đến khi hết hạn theo quy định, khi công dân có yêu cầu sẽ được đổi sang thẻ căn cước công dân.

Như vậy, đối với những công dân đã có chứng minh thư nhân dân và còn giá trị sử dụng sẽ không bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước công dân.

Trên đây là nội dung bài viết những trường hợp không được cấp căn cước công dân. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chủng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi